Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng là một tai nạn được xếp vào loại nguy hiểm, gây ra nhiều hậu quả, di chứng nặng nề cả về sức khỏe lẫn tinh thần nạn nhân. Vì thế, cần trang bị kiến thức để tránh các trường hợp sơ cứu bỏng sai cách khiến tình trạng bỏng thêm nặng hơn.
Có nhiều trường hợp đã nắm được các quy trình sơ cứu bỏng nhưng do chưa hiểu hết, nắm hết các kiến thức mà vô tình gây hậu quả về lâu về dài. Cùng điểm qua những sai lầm về sơ cứu bỏng để hạn chế những trường hợp đáng tiếc do thiếu hiểu biết gây ra.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bỏng, chủ yếu đến từ sự bất cẩn cũng như thiếu kỹ năng, kiến thức phòng tránh, không tuân thủ an toàn trong sinh hoạt và lao động cũng như xử lý khi có sự cố xảy ra. Cụ thể như:
Xả nước đá hoặc chườm đá
Xả nước trực tiếp vào vết bỏng là việc cần phải làm trong quá trình sơ cứu bỏng nhưng xả nước đá hoặc chườm đá là điều tuyệt đối không được làm vì nó làm tình trạng bỏng càng nặng hơn.
Không đảm bảo an toàn cho người sơ cứu bỏng hóa chất, phóng xạ
Một việc rất cần thiết trong khi sơ cứu nạn nhân bị bỏng phóng xạ hay hóa chất mà nhiều người thường hay bỏ qua đó là đảm bảo an toàn cho bản thân người sơ cứu. Trường hợp bỏng hóa chất và bỏng phóng xạ rất nguy hiểm nếu không có các biện pháp an toàn thì có thể liên luỵ cho cả người sơ cứu.
Bỏ qua vấn đề tuần hoàn, hô hấp cho nạn nhân bỏng điện
Nhiều người lầm tưởng xử lý bỏng điện cũng như các loại bỏng khác mà quên mất việc trước tiên phải kiểm tra về chức năng hô hấp và chức năng tuần hoàn của nạn nhân. Bạn cần kiểm tra xem nạn nhân có dấu hiệu gì nguy hiểm như rối loạn thần kinh, bất ổn sinh lý thì phải xử lý trước để tránh nguy hiểm về tính mạng.
Băng bó chỗ bỏng quá chặt
Vết bỏng sau vài giờ thường sẽ sưng đỏ, phù nề, phồng rộp lên nên khi băng bó phải băng vừa phải, không siết chặt vào chỗ bỏng, có thể độn thêm miếng bông trên gạc để phòng ngừa chỗ bỏng chảy dịch.
Băng bó quá chặt là một trong những trường hợp sơ cứu bỏng sai cách
Làm nhiễm trùng vết bỏng
Không được đụng chạm vào chỗ bỏng nhiều lần, không tự ý bóc da vùng bị bỏng, hoặc mảnh quần áo dính vào da khi cháy, vì việc này vô tình làm chỗ bỏng bị nhiễm khuẩn và kéo dài quá trình điều trị bỏng.
Chọc vỡ chỗ bỏng
Sau một thời gian thì ngay chỗ bỏng sẽ xuất hiện nhiều các bọng nước, những bọng nước này gây ngứa ngáy khó chịu cho nạn nhân nên nhiều người hay có thói quen chọc vỡ những vết bỏng đó, việc này vô tình làm mất lớp màng bảo vệ làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm lấn gây nhiễm trùng.
Sử dụng nước không sạch để xối vào chỗ bỏng
Trong nhiều trường hợp, vì mất bình tĩnh hoặc quá gấp gáp mà người sơ cứu không tìm được nguồn sạch, đã sử dụng nguồn nước sẵn có không đủ sạch để xối vào chỗ bỏng, việc này vô cùng tai hại, làm vết thương nặng hơn, khó khăn cho quá trình hồi phục sau điều trị.
Dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc
Thói quen hay sử dụng thuốc nam để trị bỏng được nhiều người sử dụng, lợi ích chưa thấy nhưng lại tiềm tàng vô vàn rủi ro gây lở loét, tổn thương da, nặng hơn có thể tử vong.
Chỗ bỏng dễ bị nhiễm trùng nên không được chọc vỡ chỗ bỏng
Dùng kem đánh răng trị bỏng
Nhiều người hay trị bỏng theo truyền miệng từ xa xưa như dùng kem đánh răng để trị bỏng, nếu bỏng axit thì kem đánh răng phát huy công dụng nhưng với bỏng kiềm, bỏng nước sôi thì lại làm tình trạng bỏng nặng hơn. Vì trong kem đánh răng có chứa một lượng kiềm nhỏ, nếu bỏng do kiềm thì sẽ gây tác dụng ngược lại, còn bỏng axit thì lượng kiềm trong kem đánh răng sẽ trung hòa lượng axit còn tồn dư, góp phần làm dịu nhẹ vết thương.
Sử dụng lòng đỏ trứng để trị bỏng
Khi bôi lòng đỏ trứng vào chỗ bỏng vô tình tiếp tay cho vi khuẩn vì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Mọi người lưu ý không nên bôi lòng đỏ vào chỗ bỏng nhé.
Sử dụng mỡ trăn trị bỏng
Mỡ trăn có công dụng trị bỏng tốt nhưng hiện nay sản phẩm không rõ nguồn gốc đang lưu hành tràn lan trên thị trường nên dễ mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. Những hũ mỡ trăn không rõ xuất xứ không được tiệt trùng dễ gây nhiễm khuẩn, kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến quá trình điều trị và chăm sóc người bị bỏng.
Trên đây là một số trường hợp sơ cứu bỏng sai cách, hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ và hạn chế những sai sót không đáng có trong quá trình sơ cứu bỏng, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc.
Hoàng Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.