Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mùi nến có độc hại không? Bật mí cách sử dụng nến an toàn

Ngày 25/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mùi nến có độc hại không và tại sao cần lưu ý khi đốt nến? Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe cá nhân, gia đình thì đọc ngay bài viết sau để hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Mùi nến có độc hại không và làm thế nào để sử dụng nến một cách an toàn nhất? Trong bài viết này nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ cho bạn quy trình hoạt động của nến diễn ra như thế nào? Liệu ngửi mùi nến có độc hại không và làm thế nào để tránh được những rủi ro khi đốt nến trong nhà?

Quy trình nến hoạt động như thế nào khi đốt?

Nến là một trong những sản phẩm không thể thiếu đối với những gia đình có thói quen thắp nến nơi thờ cúng, trong phòng…Hiện nay người ta sáng tạo ra rất nhiều loại nến khác nhau, từ nến thông thường cho đến nến thơm. Tuy nhiên, chung quy lại cách hoạt động của chúng vẫn giống nhau. Dưới đây là chi tiết quá trình hoạt động của nến khi được đốt cháy:

Mùi nến có độc hại không? Bật mí cách sử dụng nến an toàn
Giải đáp thắc mắc mùi nến có độc hại không
  • Chất liệu tạo nên nến: Nến được làm chủ yếu bằng sáp chẳng hạn như sáp đậu nành, tổ ong, parafin và nhiều chất liệu tổng hợp khác. Những chất này có khả năng tạo ra nhiên liệu để đốt cháy khi được tiếp xúc với lửa.
  • Quá trình đốt cháy nến: Người ta sẽ châm lửa vào nến và để chúng cháy từ từ, khi một đầu nến đã cháy thì ngọn lửa hình thành.
  • Quá trình chảy sáp: Khi đã cháy đủ lâu và đạt đến một nhiệt độ nhất định thì sáp sẽ chảy và tạo thành chất lỏng. Chất lỏng này sẽ tạo thành các lớp sáp mỏng khác trên bề mặt bấc nến.
  • Nếu như nến bạn đốt là nến thơm thì trong quá trình cháy hương thơm có trong sáp sẽ tỏa ra. Những hương liệu này đã được nhà sản xuất pha trộn sẵn trong quá trình chế tạo.

Sáp nến độc hại vậy mùi nến có độc hại không?

Nhiều người chỉ ra rằng thành phần chính để tạo ra sáp nến có chứa parafin, đây là hoạt chất động hại và hạn chế được sử dụng. Do đó chúng có thể giải phóng hoạt chất có hại cho cơ thể chúng ta và dẫn đến ngộ độc. Thực tế theo nghiên cứu thì sáp nến chỉ không tốt nếu chúng ta sử dụng không đúng cách.

Nếu chỉ sử dụng cho mục đích là thắp sáng thì chúng sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến cơ thể. Bởi vì quá trình cháy của một cây nến khá lâu, với tốc độ chậm do đó chúng thải ra khá ít phân tử mùi hương. Do đó dù bạn tiếp xúc trong thời gian dài thì cũng không có ảnh hưởng đáng kể.

Bấc nến có được làm bằng chì không? Chúng gây hại như thế nào?

Bấc nến có được làm bằng chì không? Câu trả lời là có, ngày xưa phổ biến nhất thường là các loại bấc nến làm bằng chì. Ưu điểm của bấc nến bằng chì đó là chúng sẽ giúp giảm quá trình cháy của nến và giảm được lượng sáp chảy quá nhiều trong thời gian ngắn.

Bấc nến làm bằng chì chứa một lõi chì bên trong và khi nến cháy có thể phát ra khói. Điều này có thể gây ra tình trạng ngộ độc chì nếu người dùng hít vào cơ thể trong thời gian dài. Các tình trạng có thể gặp phải bao gồm hậu quả về hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ máu.

Các loại bấc nến hiện nay

Do những vấn đề về an toàn và môi trường, người ta đã nghiên cứu và phát triển các loại bấc nến mới với thành phần an toàn hơn. Thay vì sử dụng chì, các loại bấc lõi hiện đại thường được làm bằng các hợp chất an toàn hơn như sợi cotton, sợi len hoặc các loại sợi tự nhiên khác. Điều này giúp đảm bảo rằng khi nến cháy không có chất độc hại nào được thải ra và không gây nguy hại cho sức khỏe của người dùng.

Mùi nến có độc hại không? Bật mí cách sử dụng nến an toàn

Giải đáp thắc mắc ngửi mùi nến có độc hại không?

Chắc hẳn bạn đang rất thắc mắc rằng liệu mùi nến có độc hại không, câu trả lời của chúng tôi là không. Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc sử dụng nến có thể dẫn đến vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên điều này cũng không đúng 100% bởi còn phụ thuộc vào lượng nến mà bạn tiếp xúc trong một ngày như thế nào.

Bên cạnh đó một trong những yếu tố gây nên tính độc hại của nến đó chính là thành phần tạo nên chúng. Các thành phần và hương liệu rẻ tiền sẽ mang đến những sản phẩm kém chất lượng, do đó hãy lựa chọn sản phẩm có giá cả hợp lý và quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

Về chất liệu, thành phần, nếu bạn lựa chọn những loại nến được làm từ chất liệu tổng hợp thì nguy cơ gây hại của chúng sẽ cao hơn. Thay vào đó hãy lựa chọn sản phẩm được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, sáp đậu nành,…

Để có thể tạo ra một sản phẩm có hương thơm dễ chịu, chất lượng cao thì người ta sẽ phải thêm thành phần hương liệu, phụ gia. Do đó đây chính là thành phần gây nên mùi hương khó chịu và dẫn đến nhiều người thắc mắc mùi nến có độc hại không.

Kinh nghiệm sử dụng nến một cách hiệu quả và an toàn

Vậy là thắc mắc về mùi nến có độc hại không đã được giải đáp, vậy làm thế nào để tận dụng công dụng tuyệt vời của nến? Hãy tham khảo các thông tin dưới đây để biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn.

Mùi nến có độc hại không? Bật mí cách sử dụng nến an toàn
Bật mí kinh nghiệm sử dụng nến an toàn
  • Chỉ đốt một lượng nến vừa phải trong một ngày tránh tình trạng lạm dụng nến, đặc biệt các loại nến thơm có hương liệu.
  • Nên đặt nến tại những nơi thoáng khí, trong không gian rộng để tránh ngạt khí và giảm rủi ro trong việc nến đổ gây cháy nổ.
  • Nên cân nhắc việc đốt nến khi nuôi thú cưng, nhiều vật nuôi không có khả năng thích nghi với các mùi hương tỏa ra từ nến. Do đó có thể khiến chúng cảm thấy khó chịu và nhiều vấn đề tệ hơn nữa.
  • Không nên đặt nến ở vị trí gần cửa sổ hoặc trước máy quạt đang hoạt động bởi khi có gió thổi thì quá trình đốt cháy sẽ diễn ra nhanh hơn. Do đó để tiết kiệm và không lãng phí nến bạn nên để một nơi ít gió.
  • Tránh để nến cháy quá lâu bởi có thể dẫn đến tình trạng nồng nặc mùi hương tỏa ra từ chúng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ngạt khí cho cơ thể.

Mùi nến thơm có độc hại không đã được giải đáp một cách chi tiết qua bài viết trên. Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng với những thông tin này bạn đã nắm kỹ hơn về nến và hiểu rõ bản chất của chúng. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm