Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
CO là một chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng mũi và họng, tuy nhiên bệnh lại đặc biệt nguy hiểm. Người bệnh khi ngạt khí CO nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể gây nên tử vong.
Các triệu chứng lâm sàng của ngạt khí CO rất khác nhau. Bởi CO sẽ gây ảnh hưởng đến việc tác động quá trình vận chuyển khí oxy trong cơ thể. Từ đó gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về biến chứng khi ngộ độc khí CO nhé!
Khí Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi, không vị, có khả năng cháy và phân tán mạnh. Khí này có tỷ trọng gần bằng không khí và có độc tính cao, đe dọa tính mạng con người. Trong không khí thông thường, nồng độ CO thường rất thấp, dưới mức 0,001%. Tuy nhiên, khi nồng độ CO tăng lên đến 0,01%, loại khí đã có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Nguồn gốc tiếp xúc phổ biến với CO điển hình như khói từ các vụ cháy nhà cửa, lò sưởi hoạt động không hiệu quả, khí thải từ xe hơi, khói thuốc lá, xe nâng hàng và từ nhiều hợp chất hóa học như methylen chloride.
Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 400 người tử vong do CO và hơn 20.000 người phải đến bệnh viện cấp cứu, trong đó có hơn 4.000 người cần phải nhập viện để điều trị.
Thời gian tồn tại của CO trong không khí phòng là từ 4 - 5 giờ, nhưng nếu có 100% oxy thì khoảng thời gian này giảm xuống còn 1,5 giờ và ở oxy áp lực cao thậm chí chỉ còn khoảng hơn 20 phút.
Trong môi trường kín chứa nồng độ cao khí CO, người tiếp xúc thường có nguy cơ bị ngạt khí với các triệu chứng tương tự nhau như:
Dấu hiệu ban đầu của người bệnh thường xuất hiện cảm giác đau đầu, mệt mỏi, chói mắt, buồn nôn và có thể dẫn đến nôn mửa. Các triệu chứng khác có thể bao gồm tình trạng như mất khả năng tập trung, kích thích hoặc hưng phấn. Trong giai đoạn này, nếu người ngạt khí CO được di dời khỏi nguồn CO, các triệu chứng có thể được cải thiện nhanh chóng.
Trong trường hợp nặng hơn, khi có ngạt khí CO nhiều (nồng độ CO cao hơn 30%), hoặc ở những người cao tuổi có các bệnh mạn tính như bệnh tim hoặc bệnh phổi mạn tính, hoặc phụ nữ mang thai, có thể xảy ra những tổn thương cho tim mạch và hệ thần kinh.
Để định lượng nồng độ HbCO trong máu, người ngạt khí cần thực hiện xét nghiệm máu tĩnh mạch hoặc động mạch sớm sau khi tiếp xúc với CO để có kết quả chính xác. Mức nồng độ HbCO bình thường ở người không hút thuốc thường nằm trong khoảng 3 - 5%, trong khi người hút thuốc có thể cao hơn và không vượt quá 10%.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý rằng mức độ nồng độ HbCO trong máu không liên quan trực tiếp đến các triệu chứng và di chứng thần kinh sau khi ngạt khí CO. Vì thế nên, nếu sử dụng cảm biến SpO2 cầm tay có thể không chính xác, vì chúng không thể phân biệt được giữa HbCO và Hb-O2, do đó có thể gây sai sót và dẫn đến việc đo lường SpO2 sai khi đánh giá tình trạng bệnh nhân.
Ngoài ra, các xét nghiệm khác như công thức máu, sinh hóa máu và khí máu có thể giúp hiểu rõ hơn về tình trạng chuyển hóa, suy tuần hoàn, suy hô hấp hoặc tổn thương ở những cơ quan khác. Nếu có nghi vấn về viêm phổi do ngạt khí CO, người bệnh có thể thực hiện chụp X-quang phổi để đánh giá tình trạng phổi và phát hiện có dấu hiệu viêm phổi.
Đồng thời, trong trường hợp nghi ngờ tổn thương não như nhồi máu não hoặc thoái hóa myelin do thiếu oxy. Bệnh nhân có thể thực hiện cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ não để đánh giá tổn thương não. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng thần kinh như co giật, hôn mê, các bác sĩ có thể thực hiện điện não để đánh giá bệnh.
Ngạt khí CO thường dẫn đến các biến chứng thần kinh như vận động bất thường, khả năng tập trung suy giảm, liệt, suy giảm trí tuệ, bệnh Parkinson và các rối loạn thần kinh ngoại vi. Đồng thời, các biến chứng về hệ tim mạch cũng có thể xảy ra như thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.
Ngạt khí CO có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nếu hít phải. Tuy nhiên, những người làm việc trong các môi trường khép kín, nơi có nguy cơ cháy nổ cao. Ngoài ra, đối tượng trẻ sơ sinh, người già và những người mắc bệnh tim mạch, thiếu máu hoặc khó thở cũng có nguy cơ cao hơn và có nguy cơ bị ngộ độc nặng hơn.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung những biến chứng của ngạt khí CO. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết hơn về những triệu chứng ảnh hưởng của khí CO và hiểu rõ những biến chứng có thể xảy ra để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng đến tính mạng. Đừng quên thường xuyên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.
Xem thêm:
Sự nguy hiểm của ngộ độc khí than. Cách xử lý khi nhiễm độc CO
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.