Mùi thuốc xịt côn trùng có độc không? Cách dùng hiệu quả, an toàn
Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc xịt côn trùng có hầu hết trong các gia đình để phòng, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại như gián, ruồi, muỗi,… Vậy mùi thuốc xịt côn trùng có độc không? Ngửi mùi thuốc xịt côn trùng có an toàn không?
Thuốc xịt côn trùng đa số được sản xuất từ các chất hóa học và hương liệu nhân tạo có tác dụng tiêu diệt các loại côn trùng có hại. Để tìm hiểu rõ hơn mùi thuốc xịt côn trùng có độc không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Mùi thuốc xịt côn trùng có độc không?
Mùi thuốc xịt côn trùng có độc không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Theo thông tin trên bao bì từ các sản phẩm thuốc xịt côn trùng, thành phần chủ yếu tạo nên thuốc xịt côn trùng là các chất hóa học có khả năng tiêu diệt côn trùng, động vật nhỏ qua đường thở. Vậy mùi thuốc xịt côn trùng có độc không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
Đa phần các chất tạo thành thuốc xịt côn trùng đều là chất hóa học như allethrin. Những chất và tỷ lệ thành phần trong thuốc xịt côn trùng khiến các chất này bay hơi thành chất diclorometan hoặc khí metylen clorua. Khi ngửi mùi từ thuốc xịt côn trùng lâu ngày có thể dẫn đến chứng ngộ độc carbon monoxide.
Mùi thuốc xịt côn trùng có độc không? Dựa trên bảng thành phần của đa số chai thuốc xịt côn trùng hiện nay, thuốc xịt côn trùng có thể gây độc cho sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng nếu hít phải trong thời gian dài. Một số nghiên cứu được thực hiện công khai tại Úc, châu Âu, châu Mỹ cho thấy thuốc xịt côn trùng có tác hại khôn lường đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Nhiều bố mẹ lo lắng trẻ sơ sinh sức khỏe yếu nên tránh không để con bị muỗi đốt bằng việc dùng thuốc xịt côn trùng nhưng thực tế, đây mới chính là yếu tố nguy cơ hại đến sức khỏe của trẻ. Các hóa chất có trong thuốc xịt côn trùng khi hít trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh máu trắng,… ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ các tế bào lympho có trong máu của trẻ em ngửi mùi thuốc xịt côn trùng thường xuyên giảm sút nghiêm trọng, thậm chí chỉ còn khoảng 43 - 47% so với thông thường.
Theo chia sẻ của các chuyên gia về việc mùi thuốc xịt côn trùng có độc không, các tác hại của thuốc xịt côn trùng hầu hết đều do khi thực hiện xịt, các phân tử khí, chất hóa học tồn tại dưới dạng bay hơi và lơ lửng trong không khí, dễ hít phải nếu đang ở gần khu vực xịt thuốc. Các phân tử này còn có thể bám trên bề mặt của đồ vật, dễ tiếp xúc với da, tay, chân,… và đưa vào miệng trẻ dẫn đến ảnh hưởng lâu dài về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, nội tiết tố,… của trẻ.
Mùi thuốc xịt côn trùng có độc không? Thuốc xịt côn trùng có thể gây nên rất nhiều tác hại với trẻ như:
Bệnh về đường hô hấp như ho, tăng tiết dịch mũi, co thắt phế quản, khó thở, tức ngực khi thở,…
Kích ứng và làm hại mắt, làm mắt đỏ, sưng đau, chảy nước mắt liên tục, nhìn mờ,…
Rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mất trí nhớ, nôn ói, tiêu chảy, co giật, rối loạn hệ thần kinh, đau bụng, mệt mỏi, quấy khóc,…
Cách sử dụng thuốc xịt côn trùng an toàn, tránh gây hại
Nếu bạn đang sử dụng thuốc xịt côn trùng để diệt côn trùng trong nhà nhưng không muốn gây hại đến sức khỏe của mình và người thân, bạn nên dùng các loại bình thuốc xịt côn trùng đúng cách.
Việc áp dụng sai cách thuốc xịt côn trùng có thể dẫn đến rất nhiều tác hại khôn lường, không chỉ với trẻ em mà là cả gia đình. Dưới đây là một số cách giúp bạn tận dụng thuốc xịt côn trùng an toàn và hiệu quả, tránh hít phải thuốc xịt côn trùng.
Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc xịt côn trùng trước khi dùng để sử dụng an toàn hơn.
Tham khảo thông tin sản phẩm thuốc xịt côn trùng, các thành phần,… để đảm bảo liệu đây có phải sản phẩm an toàn cho trẻ nhỏ hay không.
Luôn đặt thuốc xịt côn trùng trên cao hoặc trong tủ kín để tránh tầm tay trẻ em.
Ngừng hẳn việc sử dụng thuốc xịt côn trùng nếu trẻ có dấu hiệu ngộ độc thuốc xịt côn trùng hoặc dị ứng với mùi của thuốc xịt côn trùng.
Luôn đảm bảo đậy kín thức ăn, cấy đồ chơi của trẻ, đưa trẻ ra khỏi phòng trước khi tiến hành xịt thuốc xịt côn trùng.
Chỉ xịt một lượng thuốc xịt côn trùng vừa đủ theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, không nên xịt quá nhiều.
Cách chủ động phòng tránh muỗi, côn trùng
Sau khi giải đáp câu hỏi mùi thuốc xịt muỗi/ xịt côn trùng có độc không, nhiều người tỏ ra khá quan ngại về thành phần cũng như tác hại mà thuốc xịt côn trùng gây ra cho sức khỏe. Vậy có phương pháp nào thay thế thuốc xịt côn trùng mà vẫn đạt hiệu quả không? Bạn có thể thực hiện những mẹo nhỏ dưới đây để chống côn trùng mà không cần dùng đến thuốc xịt côn trùng quá thường xuyên.
Sử dụng kem chống muỗi cho trẻ nhỏ để chủ động phòng tránh muỗi đốt, ngừa các bệnh như sốt xuất huyết,…
Hạn chế cho trẻ em vui chơi ở những chỗ gần thùng rác, hồ nước, vũng nước, vườn cây,…
Nên cho trẻ mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt. Quần áo sáng màu cũng khiến trẻ dễ thu hút muỗi nhiều hơn nên bố mẹ cần tránh cho con mặc.
Nên sử dụng thêm các vật dụng chống muỗi như mùng chống muỗi khi ngủ, lưới chống muỗi, vợt muỗi,… để bảo vệ sức khỏe và hạn chế lạm dụng thuốc xịt côn trùng.
Các loại tinh dầu xông phòng như mùi sả chanh, mùi khuynh diệp,… cũng có tác dụng đuổi muỗi, đuổi côn trùng rất hiệu quả và an toàn.
Tóm lại, trả lời cho thắc mắc mùi thuốc xịt côn trùng có độc không, các chuyên gia khẳng định hít phải thuốc xịt côn trùng trong thời gian dài có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Để tránh điều này, bạn nên dùng thuốc xịt côn trùng một cách an toàn và tốt nhất nên kết hợp thêm các biện pháp chống muỗi, chống côn trùng khác như vợt bắt muỗi, ngủ mùng, kem bôi chống muỗi,…
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.