Mùi xăng thơm có độc không? Lưu ý khi dùng và bảo quản xăng thơm
Ngày 09/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Xăng thơm là chất hóa học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, điển hình như sản xuất sơn nước, chất tẩy rửa,… Vậy mùi xăng thơm có độc không? Ngửi mùi xăng thơm nhiều có gây hại không?
Xăng thơm là một dạng chất lỏng có tính tẩy rất mạnh và có hiệu quả cao trong việc loại bỏ vết bẩn. Nhờ đặc tính này mà xăng thơm có mặt trong hầu hết các chất tẩy rửa và nhiều sản phẩm khác trong đời sống. Để tìm hiểu mùi xăng thơm có độc không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Thế nào là xăng thơm? Những loại xăng thơm phổ biến
Trước khi tìm hiểu sâu hơn mùi xăng thơm có độc không, bạn cũng cần nắm rõ xăng thơm là gì và có những loại xăng thơm nào thường gặp. Xăng thơm là chất lỏng được gọi bằng nhiều tên như dầu chuối công nghiệp hoặc xăng Nhật. Đặc điểm của loại xăng này là có mùi thơm đặc trưng giống mùi chuối và có thể tẩy rửa nhanh chóng, hiệu quả nhiều loại vết bẩn khác nhau.
Thành phần chính trong xăng thơm là chất dung môi butyl acetate có công dụng là thủy phân nhanh butanol, axit axetic dưới tác động của axit sunfuric. Trong hóa học, xăng thơm có công thức là C6H12O2 và có thành phần chính là từ chất CH3COOCH2CH2CH3. Khi ở nhiệt độ phòng, xăng thơm có dạng trong suốt không màu. Mùi xăng thơm có độc không? Xăng thơm có mùi thơm rất nhẹ.
Đặc điểm của xăng thơm là không có màu, tan trong nước nhưng tốc độ tan khá chậm và có thể thủy phân nhanh chóng. Hiện nay, xăng thơm có rất nhiều loại được phân thành từng nhánh khác nhau dựa trên nhiều yếu tố và mục đích sử dụng của loại xăng thơm đó. Các dòng xăng thơm phổ biến hiện nay gồm:
Xăng thơm butyl acetate: Là loại xăng thơm thường được nhập khẩu từ các nước như Singapore, Thái Lan và có chất lượng, độ tinh khiết cao, nguyên chất.
Xăng thơm loại A: Đây là loại xăng thơm không nguyên chất hoàn toàn nhưng vẫn có thể đáp ứng một số nhu cầu sử dụng. Chất lượng của loại xăng thơm so với loại cao cấp có thể đạt khoảng 96%.
Xăng thơm loại A1: Chất lượng và độ nguyên chất của loại xăng thơm giảm so với loại A, thường dùng trong điều chế, sản xuất chất tẩy rửa.
Xăng thơm loại A2: Loại xăng thơm này phổ biến trong sản xuất các loại nước tẩy rửa nhà vệ sinh và có chất lượng khoảng 85% so với xăng thơm chất lượng cao.
Xăng thơm hạng B: Nồng độ nguyên chất của xăng thơm hạng B không cao nên rất ít ứng dụng, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn dùng.
Mùi xăng thơm có độc không?
Khi tiếp xúc với xăng thơm, sản phẩm từ xăng thơm thường xuyên, nhiều người không khỏi lo lắng mùi xăng thơm có độc không. Thực tế, xăng thơm nói riêng hay bất cứ loại chất hóa học nào đều có thể gây hại đối với sức khỏe nếu dùng sai cách, lâu dài.
Cũng tương tự với nhiều dòng xăng thơm hoặc xăng thông thường, xăng thơm hoàn toàn có thể là chất gây hại nếu quá lạm dụng hoặc nồng độ trong chất tẩy rửa quá cao. Vậy liệu mùi xăng thơm có độc không? Xăng thơm có thể gây độc cho cơ thể con người trong các trường hợp sau:
Ngửi mùi xăng thơm trong thời gian dài là một trong những trường hợp xăng thơm gây hại đến sức khỏe. Giải đáp về thắc mắc mùi xăng thơm có độc không, các chuyên gia khẳng định xăng thơm hoàn toàn gây độc hại nếu hít phải trong thời gian dài mà không có đồ bảo hộ.
Người nhạy cảm với mùi hương có thể bị choáng nhẹ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… khi tiếp xúc, ngửi phải mùi xăng thơm nồng độ thấp.
Xăng thơm khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể làm da bị nhạy cảm, mẩn đỏ, dị ứng, dị ứng da, khô da,…
Xăng thơm dính vào mắt làm mắt bị mắt khô đau rát, đỏ mắt, khô mắt,…
Vì xăng thơm rất hại nếu dùng sai cách nên khi sử dụng xăng thơm hoặc sản phẩm có chứa xăng thơm, bạn cần hết sức cẩn trọng, tốt nhất nên sử dụng găng tay, khẩu trang, mặt nạ chống độc, quần áo tay dài,… để tránh tác hại mà xăng thơm gây ra cho cơ thể.
Trong quá trình sử dụng, ngoài lưu ý không tiếp xúc, ngửi trực tiếp xăng thơm bạn cũng nên tránh để xăng thơm ở nơi có nhiệt độ cao hoặc nơi có lửa, ánh nắng trực tiếp,… vì dễ dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm.
Ứng dụng trong đời sống của xăng thơm
Là loại xăng phổ biến nên xăng thơm có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, phổ biến nhất là:
Chất tẩy rửa: Vì đặc tính làm sạch nhanh, tẩy rửa hiệu quả mà xăng thơm là thành phần xuất hiện trong gần 90% các sản phẩm chất tẩy rửa trên thị trường hiện nay. Khả năng làm sạch tốt và không có mùi xăng khó chịu, xăng thơm rất được ưa chuộng trong nền công nghiệp tẩy rửa.
Dung môi: Xăng thơm ngoài tẩy rửa còn có thể dùng làm dung môi để sản xuất các sản phẩm như keo con chó, keo 502, sơn nước, chống ẩm mốc, chống nấm mốc,…
Làm bật lửa: Một ứng dụng khá phổ biến của xăng thơm là sử dụng làm dung dịch trong bật lửa. Mùi xăng thơm có độc không? Mùi xăng thơm độc hại nên nếu chất lỏng trong bật lửa chảy ra ngoài, bạn nên tránh ngửi hoặc chạm vào dung dịch này.
Lưu ý khi dùng và cách bảo quản xăng thơm
Để nhằm giảm thiểu các tác hại của xăng thơm với sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Luôn sử dụng khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ, kính, quần áo dài tay,… khi cần sử dụng xăng thơm.
Nếu có biểu hiện bất thường sau khi sử dụng xăng thơm, điển hình như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn,… bạn cần đến bệnh viện để được xử lý và điều trị.
Ngay khi chạm vào xăng thơm hoặc xăng thơm dính vào mắt, hãy rửa lại bằng nước sạch và đến bệnh viện khi có triệu chứng lạ.
Ngoài lưu ý khi dùng, bạn cũng nên bảo quản xăng thơm đúng cách để đảm bảo không làm xăng thơm thoát ra không khí gây độc. Xăng thơm là chất dễ cháy và bắt lửa rất nhanh nên bạn cần đảm bảo nơi cất trữ khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ ổn định và tuyệt đối không để xăng thơm ở nơi có lửa, nhiệt độ cao.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu thêm về mùi xăng thơm có độc không. Khi dùng chất tẩy rửa có chứa xăng thơm bạn nên sử dụng găng tay, khẩu trang và hạn chế tối đa để xăng dính lên mắt hoặc cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.