Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấc là gì? Cách cải thiện tình trạng nấc cụt?

Ngày 31/01/2023
Kích thước chữ

Nấc cụt là hiện tượng khá phổ biến ở tất cả mọi người và đôi khi gây khó chịu nếu tình trạng kéo dài. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại bị nấc cụt hay đây là triệu chứng của bệnh lý không? Làm thế nào để ngăn chặn cơn nấc cụt?

Nấc cụt hay còn gọi là nấc, xuất hiện do cơ hoành co thắt đột ngột, không tự chủ, ngắt quãng khiến dây thanh âm đóng lại nhanh chóng, tạo ra âm thanh nấc cụt đặc trưng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng là triệu chứng bệnh lý, nhất là tình trạng nấc cụt kéo dài. Do đó cần chú ý và phát hiện sớm những bất thường để đi khám bác sĩ kịp thời.

Hiện tượng nấc là gì?

Đây là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ hoành bị kích thích, cơn nấc cụt thông thường kéo dài vài phút, không quá 24 giờ, tần suất nấc thay đổi từ 2 - 60 lần tùy theo cơ địa mỗi người.

Nấc cụt bình thường không gây hại cho sức khỏe và không cần điều trị, nấc cụt sẽ tự khỏi. Nhưng vì sự bất tiện do nấc cụt gây ra nên mọi người thường muốn chấm dứt điều này càng sớm càng tốt. Có một số biện pháp khắc phục nấc cụt phổ biến tại nhà như:

  • Uống nước từng ngụm nhỏ. 
  • Đánh lạc hướng người bị nấc.
  • Sợ hãi hoặc giật mình đột ngột.
  • Dùng hai ngón tay ấn vào động mạch cảnh từ nhẹ đến mạnh. Khi dùng tay ấn vào động mạch cảnh gây ức chế thần kinh giúp giảm cơ thắt cơ hoành.

Nấc là gì? Cách cải thiện tình trạng nấc cụt? 1

Nấc là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ hoành bị kích thích

Nguyên nhân gây nấc cụt

Do bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân gây nấc cụt nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh lý. Một số bệnh lý của hệ tiêu hóa như viêm thực quản, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày, loét môn vị, ung thư dạ dày,… 

Hầu hết các bệnh về dạ dày, tá tràng đều làm tăng tiết dịch vị gây đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và một số người có thể bị nấc do dây thần kinh cơ hoành bị kích thích. Các bệnh về đường mật như viêm đường mật (viêm túi mật, sỏi mật) hoặc viêm tụy cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gây nấc cụt.

Tổn thương hệ thần kinh

Nấc cụt cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp căng thẳng hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương vì một số nguyên nhân như viêm não (do vi khuẩn hoặc virus) hoặc chấn thương đầu do tai nạn.

Sau phẫu thuật

Nấc cụt cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng như phẫu thuật dạ dày, gan mật, tạng tụy,…

Sử dụng hoá chất độc

Tình trạng nấc cụt có thể xảy ra do sử dụng một số thuốc hoặc hóa chất độc hại như corticoid, benzodiazepin hoặc một số thuốc điều trị bệnh Parkinson.

Sử dụng thuốc

Nấc cụt cũng xuất hiện khi dùng một số loại kháng sinh. Vì vậy nếu dùng bất kỳ loại thuốc nào gây ra nấc cụt thì bạn nên ngừng dùng thuốc ngay lập tức. Nếu bạn ngừng sử dụng thuốc và hết nấc cụt, điều đó có nghĩa là nấc cụt do thuốc gây ra. Bạn nên báo cho bác sĩ biết để được thay thế bằng một loại thuốc thích hợp hơn. 

Nấc là gì? Cách cải thiện tình trạng nấc cụt? 2

Nấc cụt cũng xuất hiện khi dùng một số loại kháng sinh

Điều trị ung thư

Nấc cụt cũng có thể xảy ra trong một số trường hợp hóa trị ung thư. Trong trường hợp này, bạn phải nói với bác sĩ để được kê một số loại thuốc để giải quyết cơn nấc cụt. 

Tuy nhiên, nhiều trường hợp nấc không rõ nguyên nhân nên việc điều trị rất khó khăn. Đôi khi các bác sĩ phải điều trị thăm dò từ phương pháp đơn giản nhất đến các loại thuốc có hiệu quả hơn. 

Phân loại tình trạng nấc cụt

Nấc cụt được chia thành nấc cấp tính và nấc mãn tính. 

  • Nấc cụt cấp tính thường ngắn, kéo dài trong vài phút với tần suất thấp.
  • Nấc mãn tính là tình trạng nấc liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày gây khó chịu, lo lắng và stress nhiều dẫn đến mệt mỏi, mất ngủ và sụt cân.

Điều trị nấc cụt như thế nào?

Bạn có thể sử dụng những biện pháp khắc phục dưới đây cho những cơn nấc cụt ngắn. Nếu bạn bị nấc mãn tính thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. 

Kỹ thuật thở

Sự thay đổi đơn giản trong hơi thở hoặc tư thế thở có thể làm thư giãn cơ hoành như:

  • Đo nhịp thở: Bạn có thể đếm từ 1 - 5 để hít vào và thở ra.
  • Nín thở bằng cách hít vào thật sâu và giữ trong khoảng 10 - 20 giây rồi từ từ thở ra. 
  • Hít túi giấy: Dùng túi giấy che miệng và mũi, hít vào thở ra từ từ và thổi phồng túi giấy.
  • Ôm đầu gối: Ngồi ở một nơi thoải mái và ôm đầu gối của bạn trong khoảng 2 phút. 
  • Ép ngực: Nghiêng người hoặc rướn người về phía trước để ép lồng ngực để tạo áp lực lên cơ hoành. 
  • Áp dụng động tác Valsalva: Để thực hiện động tác này, hãy cố gắng thở ra trong khi bịt mũi và ngậm miệng.

Nấc là gì? Cách cải thiện tình trạng nấc cụt? 3

Thay đổi cách thở hoặc tư thế thở có thể làm thư giãn cơ hoành

Bấm huyệt đạo

Các điểm bấm huyệt là những vùng trên cơ thể nhạy cảm với áp lực. Dùng tay ấn vào những điểm này có thể làm giãn cơ hoành hoặc kích thích dây thần kinh phế vị.

  • Kéo lưỡi để kích thích dây thần kinh và cơ trong cổ họng. Giữ lấy đầu lưỡi và nhẹ nhàng kéo về phía trước một hoặc hai lần. 
  • Ấn vào cơ hoành: Dùng tay ấn vào vùng ngay dưới đáy xương ức.
  • Bóp lòng bàn tay: Dùng ngón tay cái ấn vào lòng bàn tay kia.
  • Xoa bóp động mạch cảnh: Bạn có một động mạch cảnh ở mỗi bên cổ. Đó là nơi bạn cảm nhận nhịp tim bằng cách chạm vào cổ. Nằm nghiêng đầu sang trái và xoa bóp động mạch bên phải theo chuyển động tròn trong 5 - 10 giây.

Chế độ ăn uống

Một số thói quen ăn uống đúng cách cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị, chẳng hạn như: 

  • Uống nước đá: Uống từ từ một cốc nước lạnh có thể giúp kích thích dây thần kinh phế vị.
  • Uống một ly nước ấm mà không ngừng thở.
  • Ngậm một viên đá trong vài phút, sau đó từ từ nuốt khi tan ra.
  • Súc miệng bằng nước đá trong 30 giây. Có thể được thực hiện nhiều lần nếu bạn thấy cần thiết.
  • Ăn một thìa mật ong hoặc bơ đậu phộng. Hãy để tan chảy trong miệng một lúc trước khi nuốt.
  • Ăn một chút đường: Đặt một nhúm đường cát trên lưỡi trong 5 - 10 giây rồi nuốt.
  • Ngậm một lát chanh với muối, sau đó súc miệng bằng nước để bảo vệ răng khỏi axit citric. 
  • Nhỏ một giọt giấm lên lưỡi.

Khi nào bị nấc cụt nên đi gặp bác sĩ?

Hầu hết các cơn nấc cụt sẽ biến mất trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Nếu bạn bị nấc thường xuyên hoặc kéo dài vài ngày, hãy đi khám bác sĩ. Vì nấc lúc này có thể là một trong những dấu hiệu của những bệnh lý sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Tai biến mạch máu não.
  • Bệnh xơ cứng. 

Ngoài ra, một số trường hợp nấc cụt kéo dài gây khó chịu, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về nấc là gì. Nấc cụt thông thường tự hết mà không cần điều trị, nhưng khi nấc cụt dai dẳng, thường xuyên và tái phát không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu của một triệu chứng bệnh lý. Bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin