Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm miệng ở trẻ có gây sốt không?

Ngày 14/06/2022
Kích thước chữ

Trẻ bị nấm miệng dễ có nguy cơ bỏ bú và khó chịu, quấy khóc không yên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu: “Nấm miệng ở trẻ có gây sốt không?” qua bài viết dưới đây nhé!

Nấm miệng ở trẻ là tình trạng rất thường xảy ra. Bệnh nấm miệng này khá lành tính, tuy nhiên nếu không kịp phát hiện sớm và thực hiện chữa trị đúng cách, rất có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nấm miệng được biết với nguyên nhân chính là do nấm candida sinh sôi và phát triển quá mức, gây ra những mảng trắng nhỏ trong miệng cũng như lưỡi, vòng họng, hai bên má…

Loại nấm này xuất hiện trong khoang miệng của hơn 30% đến 40% trẻ em với số lượng vừa phải và thường không gây hại khi chúng được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi gặp những điều kiện thuận lợi, như việc trẻ suy yếu hệ miễn dịch, trẻ sử dụng các loại kháng sinh… Lúc này, nấm sẽ nhanh chóng phát triển, lan rộng và gây ra bệnh nấm miệng. Vậy khi bị nấm miệng, trẻ có sốt không? Hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau đây cùng chúng tôi nhé!

Yếu tố thuận lợi gây nấm miệng ở trẻ

  • Vệ sinh răng miệng kém: Trẻ khi không được xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, có nguy cơ dẫn đến khoang miệng bé chứa nhiều cặn sữa ở trẻ sơ sinh và thức ăn thừa đối với trẻ lớn hơn… tạo cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
  • Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu: Khi hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện, việc cơ thể bị nhiễm nấm miệng là điều hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt ở những trẻ sinh thiếu tháng, trẻ còi xương suy dinh dưỡng...
  • Do trẻ có sử dụng thuốc kháng sinh: Mục đích của thuốc kháng sinh là tiêu diệt các vi khuẩn (có lợi và có hại), từ đó làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong khoang miệng và làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Do sử dụng thuốc có chứa Corticoid: Thành phần corticoid có tác dụng phụ điển hình là ức chế miễn dịch, làm cho trẻ có nguy cơ bội nhiễm với nấm Candida khi phải sử dụng thành phần trong khoảng thời gian dài với mục đích điều trị bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng
  • Người mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo trong quá trình mang thai và bị nhiễm khi chuẩn bị chuyển dạ, có nguy cơ lây nhiễm nấm sang trẻ sơ sinh rất cao.
  • Việc trẻ có thói quen ngậm ti giả, hay ngậm đồ chơi nhưng không được vệ sinh sạch sẽ… cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm.
Nấm miệng ở trẻ có gây sốt không?1 Nấm miệng được biết là do nấm candida sinh sôi và phát triển quá mức

Nấm miệng ở trẻ có gây sốt không?

Nấm miệng ở trẻ nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bé sẽ khỏi bệnh nhanh và không để lại biến chứng nguy hiểm cũng như giảm nguy cơ tái phát. Để giải đáp thắc mắc bị nấm miệng ở trẻ có sốt không, mời các bạn tham khảo những triệu chứng điển hình dưới đây, phần nào giúp mẹ quan sát cũng như nhận biết được bệnh nấm miệng ở trẻ:

  • Các đốm trắng hay các mảng màu trắng là dấu hiệu dễ nhận biết của nấm miệng. Tuy nhiên, các mẹ đừng nhầm lẫn với cặn sữa mà bỏ qua triệu chứng này nhé!
  • Những màu trắng sữa này bám rất chắc và rất khó làm sạch trên bề mặt lưỡi cũng như vùng niêm mạc miệng trẻ. Sau khi cố gắng cạo bỏ được lớp mảng trắng, nguy cơ để lại những vệt tròn, sưng đỏ và thậm chí lưỡi trẻ có thể bị chảy máu.
  • Da miệng trẻ bị nhiễm nấm thường khô, nứt và đỏ ở khóe miệng.
  • Miệng của trẻ xuất hiện mùi hôi được gọi là chất thải của nấm.

Ngoài những dấu hiệu trên, những trẻ bị nấm miệng thường bị đau nhức, nóng rát trong miệng, đặc biệt rất đau khi bú, từ đó gây ra biếng ăn bỏ bú và quấy khóc. Bên cạnh đó, trẻ nấm miệng ở thể nặng có thể bị sốt nhẹ.

Nấm miệng ở trẻ có gây sốt không?2 Nấm miệng ở trẻ có gây sốt không?

Biến chứng của bệnh nấm miệng ở trẻ em

Tuy bệnh nấm miệng không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, việc tái đi tái lại nhiều lần vẫn có thể xảy ra, dẫn đến một số biến chứng dai dẳng như:

  • Trẻ bỏ bú gây suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thấp còi, thiếu chất, giảm hấp thu chất dinh dưỡng và chậm lớn hơn so với những bạn cùng lứa.
  • Việc tái đi tái lại có nguy cơ trẻ bị viêm họng, viêm họng hành sốt, viêm phế quản, viêm hô hấp...
  • Một số trẻ liên tục bị nấm miệng tái nhiễm có nguy cơ chậm nói, khàn giọng, giọng nói có đục hơn hoặc giảm khả năng nói… do nấm lan xuống thanh quản, gây ra khó khăn cho việc phát âm.

Phòng ngừa nấm miệng ở trẻ như thế nào cho đúng?

Dưới đây là một số biện pháp có thể phòng ngừa nấm miệng ở trẻ đúng cách được các chuyên gia đề nghị như sau:

  • Cần vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho trẻ đúng cách sau khi ăn hoặc sau khi bú như sau: Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể cho trẻ uống một ít nước lọc sau mỗi cữ bú nhằm làm sạch khoang miệng, lưỡi và họng.
  • Cần thường xuyên tạo thói quen vệ sinh họng, miệng và lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa nhi để có hướng dẫn điều trị tốt nhất trong trường hợp vệ sinh đúng cách nhưng nấm miệng không thuyên giảm. Tại đây bác sĩ sẽ có phương án điều trị khoa học nhằm chẩn đoán chính xác yếu tố nguy cơ cũng như nguyên nhân gây nấm miệng.
  • Khi rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong (khuyến cáo chỉ dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi), cần cho trẻ uống nước lọc để hạn chế tối đa việc lưu lại chất đường trong miệng trẻ.
  • Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc rắc lên lưỡi… khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Nấm miệng ở trẻ có gây sốt không?3 Cần thường xuyên tạo thói quen vệ sinh họng, miệng và lưỡi cho trẻ

Trên đây là thông tin về việc: “Nấm miệng ở trẻ có sốt không?” được đưa đến bạn đọc. Nấm miệng trẻ em là một tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên quá chủ quan và cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế cũng như thực hiện các biện pháp chăm sóc hợp lý để tình trạng nấm miệng được nhanh chóng thuyên giảm và không có cơ hội tái phát ở các lần sau.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin