Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Da bị tổn thương do bỏng (lửa, kim loại nóng, hơi nước nóng) không những khiến bạn bị đau nhức khó chịu mà còn gây cản trở trong sinh hoạt, cuộc sống. Hãy “bỏ túi” cách làm vết bỏng nhanh khô trong bài viết này để phòng trường hợp bạn không may bị bỏng nhé.
Các vết bỏng nước sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương cũng như các biến chứng khác nên bạn phải thật cẩn thận để tránh làm vỡ chúng, đồng thời việc này cũng giúp bảo vệ vùng da bị bỏng bên dưới khi nó lành. Nắm rõ cách sơ cứu, cách làm vết bỏng nhanh khô và lên da non sẽ giúp vùng da tổn thương sớm khỏi, khả năng để lại sẹo cũng thấp hơn.
Chúng ta đều biết, da có cấu trúc gồm ba phần là lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) đến lớp hạ bì rồi lớp mô dưới da. Dựa trên mức độ tổn thương của da, chúng ta có thể chia vết bỏng thành các cấp độ như sau:
Ở mức độ bỏng này, bạn chỉ tổn thương khu trú trên lớp da đầu tiên (tương tự như bạn bị bỏng nắng thông thường). Các triệu chứng phổ biến sẽ là vùng da bị ảnh hưởng tấy đỏ, sưng và đau nhẹ. Bạn chỉ cần từ 2 - 3 ngày là có thể phục hồi lại tình trạng da ban đầu.
Với vết bỏng độ 2 thì cả lớp da thứ nhất và thứ hai đều bị tổn thương. Triệu chứng của bỏng độ 2 là tương tự độ 1 nhưng bạn sẽ cảm giác đau dữ dội hơn, nhiều trường hợp sẽ xuất hiện nổi mụn nước. Mức độ bỏng này bạn phải cần đến ba tuần mới có thể phục hồi.
Đây là loại bỏng nguy hiểm hơn, gây tổn thương tất cả các lớp, từ da đến cơ/xương. Thường là do một người tiếp xúc trực tiếp với vật nóng, ngọn lửa và bỏng nước sẽ gây ra những vết bỏng này.
Các triệu chứng phổ biến của bỏng độ 3 bao gồm:
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết bỏng mà quá trình hồi phục sau bỏng độ 3 có thể kéo dài từ vài tuần, thậm chí vài năm.
Bỏng độ 4 cũng là mức độ bỏng nguy hiểm nhất vì nó gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.
Khi bị bỏng độ 3 và 4, bạn nên điều trị tại bệnh viện vì mức độ nghiêm trọng. Với bỏng độ 1 và độ 2, vết bỏng đường kính dưới 2,5cm thì bạn có thể áp dụng cách trị bỏng không để lại sẹo tại nhà trong phần dưới đây.
Dựa vào đánh giá mức độ bỏng mà chúng ta sẽ có cách sơ cứu, xử lý cũng như cách làm vết bỏng nhanh khô khác nhau phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng là rất quan trọng.
Lưu ý là chỉ cấp độ 1 và 2 bạn mới có thể áp dụng những cách chữa bỏng tại nhà, còn nếu bị bỏng ở cấp độ 3 thì tốt nhất là nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị y tế, tránh tự điều trị ở nhà vì có thể khiến tình trạng tổn thương càng nguy hiểm hơn.
Bước sơ cứu ban đầu là rất quan trọng để mang lại hiệu quả giảm đau và giảm biến chứng do bỏng; đồng thời sơ cứu đúng cách còn giúp ngăn ngừa phỏng nước hình thành.
Dưới đây là cách làm vết bỏng mau khô bạn có thể tham khảo:
Dùng nước mát để làm dịu vết bỏng trong khoảng 10 - 20 phút. Công dụng của nước mát là giúp làm giảm/dứt cơn đau, ngăn tổn thương ăn sâu vào da.
Sau khi hạ nhiệt bằng nước mát, nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl (0,9%) hoặc dung dịch iodine để làm sạch vết thương. Không dùng nước oxy già để rửa vết bỏng vì nước oxy già có thể phá huỷ các tế bào và mô hạt mới sản sinh.
Quá trình rửa sạch vết bỏng phải thực hiện nhẹ nhàng. Làm tốt bước sơ cứu sẽ giúp vết bỏng được làm sạch, ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra vì nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình chữa lành vết thương.
Băng vết bỏng nhằm mục đích bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn gây nhiễm trùng, nhất là vết phồng rộp bắt đầu chảy ra. Tuy nhiên, với những vết bỏng độ một, độ hai thì có thể không cần băng nếu vết bỏng không hở.
Khi băng vết thương hở, lưu ý là phải băng lỏng lẻo, tránh băng gạc dính trực tiếp lên vết thương. Bạn có thể tham khảo sản phẩm gạc lưới vô trùng chống dính UrgoTul, đây là loại băng gạc không dính vào vết thương, thích hợp dùng cho các vết bỏng.
Sử dụng nha đam là một trong những cách làm vết bỏng nhanh khô hữu hiệu. Nha đam có chứa thành phần chống viêm tự nhiên, thúc đẩy lưu thông tốt, ngăn chặn vi khuẩn phát triển nên phương pháp dân gian này được chuộng trong điều trị bỏng tại chỗ và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Trường hợp nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở/vỡ, bạn có thể sử dụng kem/thuốc mỡ kháng sinh bôi lên để ngăn vết thương bị nhiễm trùng cũng như giúp da mau lành hơn.
Bacitracin, Neosporin, Panto Cream Nano Silver - Zinc... là những loại kem trị bỏng phổ biến dùng bôi lên vùng da bị ảnh hưởng. Trong đó, nhờ chứa thành phần Pro Vitamin B5, Zinc Oxide Nano, dầu hạnh nhân, vaseline,... nên kem trị bỏng Panto Cream Nano Silver - ZinC được đánh giá là giải pháp hữu hiệu đặc trị các vết bỏng. Kem vừa mang lại tác dụng bảo vệ da, giúp ngăn ngừa tổn thương da vừa có khả năng làm mát da, dịu da, giảm và ngăn ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm da khi bị tổn thương, duy trì độ ẩm và làm giảm nứt nẻ rạn da.
Sau khi thoa thuốc xong, bạn hãy dùng băng gạc vô trùng để che vết thương lại.
Một trong những cách làm vết bỏng nhanh khô là giữ vết phồng rộng không bị vỡ. Các nốt phồng rộp này xuất hiện để bảo vệ vùng da bị bỏng vốn quá non nớt cũng như dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá sớm. Giữ vết phồng rộp xẹp tự nhiên là bạn đã giúp cho quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh chóng rồi đấy.
Tốt nhất là bạn tránh không làm nhiễm trùng vết thương. Trường hợp phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay vì nhiễm trùng ở giai đoạn đầu nếu được điều trị sớm sẽ rất quan trọng cho quá trình chữa lành, phục hồi da.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng là có vết đỏ, sưng, đau hoặc có mủ ở vết thương/xung quanh vết thương, đặc biệt là sốt.
Khi da bỏng sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn hết sức chú ý tránh nắng trong quá trình chữa lành (khoảng 6 tháng).
Nếu cần ra ngoài, hãy che chắn da bằng kem chống nắng, trang phục chống nắng.
Bị bỏng là da bạn đã bị tổn thương, do đó việc chăm sóc da đang bị tổn thương đòi hỏi bạn phải lưu ý những vấn đề sau:
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.