Nặn mụn có bị rỗ không? Cách ngăn ngừa tình trạng này
Ngày 24/04/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Do sự tác động của các yếu tố như môi trường, nội tiết, thói quen sinh hoạt gây nên các vấn đề về mụn trên da. Việc những vết mụn hình thành sẽ làm bạn mất tự tin khi giao tiếp và ảnh hưởng đến cuộc sống. Bạn thường chọn cách giải quyết là nặn những vết mụn đó, việc làm này liệu có thiết thực và câu hỏi đặt ra là nặn mụn có bị rỗ không?
Nặn mụn làm sao cho đúng cách và an toàn là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp các vấn đề về da mụn. Bởi nếu bạn nặn không đúng cách sẽ khiến cho da dễ bị tổn thương và để lại thâm gây mất thẩm mỹ. Vậy nặn mụn có bị rỗ không? Làm sao để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng nhất.
Nặn mụn có bị rỗ không?
Nặn mụn sai cách chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng hình thành những vết sẹo lõm, sẹo rỗ trên da. Những người có làn da dễ nhạy cảm hoặc mụn trứng cá cũng có nguy cơ cao bị rỗ sau khi nặn mụn.
Sẹo rỗ có thể sẽ làm cho da dễ trông không đều màu và không mịn màng. Việc da bị tổn thương sẽ phá hủy một phần các sợi collagen và elastin, các protein cấu thành da dẫn đến việc hình thành sẹo rỗ trên da. Các loại sẹo thâm có thể mờ đi theo thời gian, tuy nhiên đối với sẹo rỗ có đi theo với bạn suốt đời. Trong một vài trường hợp sẹo rỗ có thể mờ đi chút ít.
Các loại mụn dễ gây nên sẹo rỗ
Da của chúng ta có thể hình thành nên các loại mụn khác nhau. Dưới đây là các loại mụn dễ gây nên sẹo rỗ nếu nặn sai cách:
Mụn trứng cá
Đây là loại mụn phổ biến nhất mà ai cũng có thể mắc phải nếu sống trong môi trường có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở những vùng da có sự hoạt động của tuyến bã nhờn như vùng chữ T, hai bên cách mũi… Nguyên nhân hình thành mụn đến từ việc các tuyến bã nhờn xuất hiện nhiều dầu, bụi bẩn, vi khuẩn xung quanh và gây tắc nghẽn bởi những tế bào chết, gây hình thành nên mụn. Và khi tình trạng sưng viêm xảy ra, nếu bạn nặn mụn trong giai đoạn này có thể làm cho lỗ chân lông to và gây rỗ trên mặt.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là một dạng của mụn trứng cá có kích thước nhỏ và nhân đen trồi trên da. Nguyên nhân gây mụn là do nang lông bị bít tắc, tuyến bã nhờn nhiều dầu và bụi bẩn hình thành nên nhân mụn. Mặc dù mụn đầu đen không đau đớn gây viêm. Nhưng nó có thể làm cho da không mịn màng và mất thẩm mỹ gây kém tự tin khi giao tiếp. Lấy nhân mụn không đúng cách cũng gây nên sẹo rỗ và tình trạng lỗ chân lông to.
Mụn bọc, mụn mủ
Mụn bọc, mụn mủ là một loại mụn trên da thường xuất hiện ở vùng da có tuyến bã nhờn. Nó có kích thước to hơn mụn trứng cá và mụn đầu đen. Thường gây đau đớn và khó chịu. Đây là tình trạng mụn đến từ nguyên nhân da bị viêm nhiễm, bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acnes phát triển và làm tăng khả năng viêm chân lông ở da dễ hình thành nên sẹo lỗ.
Cách cải thiện tình trạng sẹo rỗ do nặn mụn
Tùy thuộc vào tình trạng mụn mà sau khi lấy nhân mụn sẽ để lại sẹo rỗ trên da. Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng sẹo rỗ do nặn mụn:
Không nên tự ý nặn hoặc lấy nhân mụn
Khi đang gặp phải các tình trạng mụn, bạn cần cẩn trọng hơn trong việc vệ sinh và chăm sóc da ngay sau khi đi ngoài đường, tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm. Hãy đảm bảo rằng da bạn luôn ở tình trạng khô thoáng giảm thiểu tình trạng nhờn, dầu tiết ra quá nhiều. Đặc biệt bạn không nên tự ý nặn hoặc lấy nhân mụn khi chưa già, tuyệt đối không nên cố lấy hết tất cả các mụn trên mặt.
Đối với tình trạng da có dấu hiệu mụn viêm, sưng đỏ việc nặn mụn có thể làm cho mụn dễ lây lan và chuyển thành dạng nang, rất khó điều trị và dễ để lại sẹo sau khi lành.
Không nên sử dụng các loại thuốc bôi mụn trôi nổi
Trên thị trường, có rất nhiều các loại sản phẩm được quảng cáo là trị mụn tận gốc dễ dàng tìm mua ở các chợ, tiệm tóc hay các cửa hàng spa không chính quy. Các sản phẩm này thường có bao bì và nhãn mác sơ sài, không ghi rõ nguồn gốc. Vì thể bạn không nên sử dụng những sản phẩm này nếu không muốn da trở nên xấu đi.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn có một sức khỏe tốt. Bổ sung các chất có trong rau xanh, trái cây hay vitamin C có trong cam, chanh, ổi… và các thực phẩm chống oxy hóa như ớt chuông, cà rốt, súp lơ để có một làn da khỏe ngay từ bên trong.
Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường… đây được xem là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn trên da của bạn.
Thăm khám và nghe lời khuyên của các chuyên gia
Khi hiện trạng mụn trên da của bạn đang dần trở nên xấu đi thì việc bạn nên làm lúc này là cần có sự thăm khám và cho lời khuyên từ các bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị cho từng loại da khác nhau. Bác sĩ sẽ cho bạn một số những loại thuốc giúp cải thiện nội tiết tố cũng như một số loại thuốc bôi ngoài da để giúp giảm bớt tình trạng viêm sưng trên da.
Như vậy có thể thấy việc nặn mụn không phải là hoàn toàn không thực hiện được trên da. Nhưng bạn nên nắm rõ tình trạng mụn của da mình để có cách điều trị đúng nhất. Tránh nặn sai cách để không bị rỗ khi nặn mụn.
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: doctorscar.vn
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.