Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nang bạch huyết vùng cổ và những điều cần biết

Ngày 11/11/2023
Kích thước chữ

Khi nhắc đến sức khỏe, các vấn đề ở vùng cổ thường ít được chú ý nhưng đó lại là nơi có thể tiết lộ những dấu hiệu quan trọng về tình trạng sức khỏe. Trong đó, nang bạch huyết vùng cổ có thể chỉ là một triệu chứng nhỏ, tuy nhiên đôi khi hiện tượng này cũng có thể cảnh báo về những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc nhận biết và hiểu rõ về nang bạch huyết ở vùng cổ giúp chúng ta kiểm soát và bảo vệ sức khoẻ ngày càng tốt hơn.

Bài viết này cung cấp thông tin về nguyên nhân, cách điều trị và các phương pháp phòng ngừa nang bạch huyết vùng cổ.

Phân biệt hạch bạch huyết và nang bạch huyết

Hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết, là những cấu trúc hình oval hoặc hình đậu nằm trong hệ thống bạch huyết. Cách nang bạch huyết là một phần hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng được phân bố rải rác khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng cổ, nách và bẹn. Việc các nạng bạch huyết được nằm rải rác khắp cơ thể và đóng vai trò như những trạm giám sát, nhằm phát hiện và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.

Nang bạch huyết vùng cổ, những điều cần biết1
Hệ thống hạch bạch huyết trong cơ thể

Nang bạch huyết là gì?

Nang bạch huyết là một túi đầy chất lỏng, được hình thành ở trong hoặc xung quanh các hạch bạch huyết. Các nang này có thể phát triển và được tạo thành do sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết. Các nang này có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có hạch bạch huyết, bao gồm cổ, nách, và bẹn. Phần lớn các nang bạch huyết là lành tính và không gây ra triệu chứng hoặc nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau hoặc khó chịu nếu kích thước và chèn ép vào các cấu trúc xung quanh.

Sự khác nhau giữa sưng hạch bạch huyết và nang bạch huyết

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải mọi sưng hạch bạch huyết đều là nang bạch huyết. Hạch bạch huyết sưng thường xảy ra khi cơ thể đang chiến đấu để chống lại sự nhiễm trùng và thường không đáng lo ngại. 

Ngược lại, nang bạch huyết thường không gây đau và có thể không liên quan trực tiếp đến tình trạng nhiễm trùng. Để phân biệt giữa hai tình trạng này, các bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng cùng với các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc chụp MRI. Nếu nghi ngờ, việc sinh thiết cũng có thể được thực hiện để xác định tính chất của nang.

Nguyên nhân hình thành nang bạch huyết vùng cổ

Nang bạch huyết ở vùng cổ có thể được hình thành do một số nguyên nhân bao gồm:

  • Tắc nghẽn hệ thống bạch huyết: Các hạch bạch huyết có thể bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào ngăn chất lỏng bạch huyết di chuyển, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và hình thành nang.
  • Viêm nhiễm: Nhiễm trùng hoặc viêm xung quanh vùng cổ có thể dẫn đến sưng hoặc tắc các hạch bạch huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của nang.
  • Chấn thương: Chấn thương vùng cổ hoặc các vùng khác có thể gây tổn thương các hạch bạch huyết hoặc đường bạch huyết, tạo cơ hội cho nang phát triển.
  • Phẫu thuật: Một số trường hợp sau phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật liên quan đến các cấu trúc của hệ thống bạch huyết, có thể gây ra sự hình thành nang bạch huyết do thay đổi trong dòng chảy của chất lỏng bạch huyết.
  • Các bệnh lý hệ thống: Các rối loạn như ung thư, bệnh Hodgkin, hoặc các bệnh tự miễn khác có thể gây ra sự hình thành của nang bạch huyết. Việc hình thành nang ở hệ thống bạch huyết như một phần tiến trình phát triển của bệnh.
  • Các dị tật bẩm sinh: Một số trẻ em có thể sinh ra với các dị tật trong hệ thống bạch huyết, dẫn đến sự hình thành của nang bạch huyết vùng cổ ngay từ khi còn nhỏ.
  • Các yếu tố môi trường và lối sống: Tiếp xúc với một số hóa chất độc hại hoặc các yếu tố tác động từ môi trường sống ô nhiễm cũng có thể gây hại cho hệ thống bạch huyết và dẫn đến việc hình thành nang.
Nang bạch huyết vùng cổ, những điều cần biết2
Sự hình thành nang bạch huyết vùng cổ

Dấu hiệu cơ thể có nang bạch huyết vùng cổ

Nang bạch huyết vùng cổ có thể không gây ra triệu chứng hoặc có các dấu hiệu cụ thể, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của chúng. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp mà bệnh nhân có thể nhận biết:

  • Sưng nhưng không gây đau: Một trong những dấu hiệu điển hình nhất của nang bạch huyết là sự sưng lên nhưng không đau ở vùng cổ. Các nang thường mềm, di động và không gây khó chịu trừ khi chèn ép vào các cấu trúc xung quanh.
  • Khó nuốt hoặc khó thở: Nếu nang có kích thước lớn, nó có thể gây áp lực lên các cơ quan lân cận như ống thực quản hoặc khí quản, dẫn đến khó khăn trong việc nuốt hoặc thở.
  • Cảm giác vật lạ trong cổ: Một số người có thể cảm thấy có vật gì đó trong cổ, dù không gây đau nhưng lại gây ra cảm giác bất tiện hoặc khó chịu.
  • Thay đổi về giọng nói: Sự chèn ép lên các dây thanh âm có thể làm thay đổi giọng nói, gây ra khàn giọng hoặc mất giọng khi các nang bạch huyết phát triển quá to.
  • Triệu chứng lan tỏa ra các cơ quan khác: Trong trường hợp u nang phát triển lớn và chèn ép vào các dây thần kinh hoặc mạch máu, có thể xuất hiện các triệu chứng như tê hoặc đau nhức lan tỏa đến các vùng khác của cổ hoặc vai.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: Thỉnh thoảng, nang bạch huyết ở cổ có thể bị nhiễm trùng và gây ra đau, đỏ, sưng nóng và gây ảnh hưởng tại vùng cổ.
Nang bạch huyết vùng cổ, những điều cần biết3
Khó nuốt là một trong những dấu hiệu có nang bạch huyết vùng cổ

Phương pháp điều trị nang bạch huyết vùng cổ

Phương pháp điều trị nang bạch huyết ở vùng cổ phụ thuộc vào kích thước, vị trí của nang, nguyên nhân gây ra, và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Các phương pháp gồm:

  • Theo dõi chặt chẽ: Nếu nang bạch huyết không gây ra triệu chứng và không tăng kích thước, bác sĩ có thể chọn phương án theo dõi chặt chẽ kết hợp với các kiểm tra định kỳ.
  • Điều trị không xâm lấn: Trong trường hợp nang bạch huyết gây đau hoặc không thoải mái, các phương pháp điều trị không xâm lấn như áp dụng nhiệt lạnh, massage, hoặc liệu pháp vật lý có thể được khuyến nghị để giảm triệu chứng.
  • Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể được dùng để giảm đau và kháng viêm. Trong trường hợp nang bạch huyết bị nhiễm trùng, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định.
  • Chọc hút: Phương pháp này bao gồm việc sử dụng một kim để chọc vào nang và hút chất lỏng ra. Đôi khi có thể tiêm một chất hỗ trợ theo phát đồ vào nang sau khi chất lỏng đã được hút ra để ngăn chặn sự tái phát.
  • Phẫu thuật: Đối với những nang bạch huyết lớn gây đau đớn, khó chịu hoặc có nguy cơ biến chứng, phẫu thuật cắt bỏ nang có thể được cân nhắc. Phẫu thuật cũng có thể được khuyến nghị nếu có nghi ngờ ung thư.
  • Điều trị bệnh nguyên nhân: Nếu nang bạch huyết là triệu chứng của một bệnh lý khác, như bệnh ung thư hạch bạch huyết, Hodgkin cần điều trị vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh.
  • Điều trị hỗ trợ: Liệu pháp hỗ trợ như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện lưu thông bạch huyết.
Nang bạch huyết vùng cổ, những điều cần biết4
Chọc hút là một trong những phương pháp điều trị nang bạch huyết vùng cổ

Trước khi quyết định phương pháp điều trị, cần có sự thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để đánh giá đầy đủ tất cả các lựa chọn, kể cả những rủi ro và lợi ích. Đồng thời, việc theo dõi sau điều trị là quan trọng để kiểm tra xem nang có quay trở lại không và đảm bảo không có vấn đề sức khỏe mới nào phát sinh.

Nang bạch huyết vùng cổ thường không gây nguy hiểm nhưng nó có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe và cần được theo dõi. Việc hiểu rõ về chúng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng thể và tránh các biến chứng tiềm ẩn. Sự điều trị kịp thời từ bác sĩ chuyên môn cùng với sự chăm sóc và theo dõi sau điều trị là chìa khóa để giữ cho hệ thống bạch huyết hoạt động hiệu quả và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm: U nang bạch huyết ở trẻ em: Biến chứng và cách điều trị

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin