U Lympho Hodgkin ở trẻ em là nỗi lo lắng của rất nhiều các bậc làm cha mẹ. Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu về dấu hiệu và triệu chứng U Lympho Hodgkin ở trẻ em.
U Lympho Hodgkin là gì?
U Lympho Hodgkin là ung thư các hạch bạch huyết, thuộc hệ miễn dịch của cơ thể gây ra
U Lympho Hodgkin hay còn có tên gọi khác là u bạch huyết Hodgkin hoặc ung thư hạch Hodgkin. Đây là ung thư các hạch bạch huyết, thuộc hệ miễn dịch của cơ thể gây ra những tác động đối với tuyến bạch huyết, bạch cầu và lá lách. Đối tượng mắc bệnh U Lympho phần lớn là trước 30 tuổi và thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Có hai loại u Lympho Hodgkin:
- U Lympho Hodgkin có dạng hình nốt ưu thế tế bào Lympho: Loại này thường gặp ở nam giới dưới 30 tuổi, vị trí xuất hiện khối u phần lớn ở vùng cổ, nách và vùng háng.
- U Lympho Hodgkin dạng cổ điển được chia thành bốn thể nhỏ ở thể cục xơ cứng, thể hỗn hợp, thể giàu tế bào Lympho và thể vắng tế bào Lympho.
Dấu hiệu nhận biết u Lympho Hodgkin ở trẻ em
Xuất hiện hạch lớn không đau là dấu hiệu nhận biết u lympho Hodgkin ở trẻ
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh u Lympho Hodgkin thường là sự sưng to nhưng không cảm thấy đau của một hạch, hoặc một nhóm các hạch kéo dài trong vài tuần. Những hạch đầu tiên bị ảnh hưởng thường xuất hiện tại vị trí cổ, hầu hết thường chỉ ở một bên cổ và ở một vùng nhỏ ở xương đòn.
Đôi khi, các hạch to ra có thể dính với nhau ở vùng nách hoặc bẹn, nếu các hạch xuất hiện ở ngực bị ảnh hưởng có thể gây ra chứng ho, khó chịu hoặc là khó thở. Đôi khi, một đứa trẻ bị bệnh u lympho Hodgkin có thể bị sốt cao, ra mồ hôi về đêm, ngứa, khó chịu hoặc bị sút cân nhanh chóng. Đôi khi, một số trẻ mắc u Lympho Hodgkin không có bất kỳ sự thay đổi nào hoặc có thể do một bệnh lý khác chứ không phải do ung thư:
-
Xuất hiện hạch lớn không đau ở cổ, nách hoặc bẹn không tự biến mất trong vòng vài tuần.
-
Bị ho hoặc khó thở, có thể do các hạch bạch huyết ở ngực lớn và chèn ép vào khí quản.
-
Sốt không rõ nguyên nhân, không có dấu hiệu nhiễm trùng khác và kéo dài.
-
Sụt cân gây suy dinh dưỡng không rõ nguyên nhân.
-
Thường đổ mồ hôi đêm ướt đẫm cả người.
-
Ngứa, mệt mỏi.
Nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn lo lắng về bất kỳ thay đổi nào của trẻ bạn cần trao đổi với bác sĩ sẽ hỏi về thời gian và tần suất xuất hiện các triệu chứng đó nhằm tìm ra nguyên nhân của triệu chứng, việc này còn được gọi là chẩn đoán.
Triệu chứng của bệnh u Lympho Hodgkin
Bệnh u Lympho Hodgkin gây ra một số đặc điểm triệu chứng nổi bật như sau:
-
Xuất hiện một hoặc nhiều hạch sưng to trên cơ thể nhưng không gây đau.
-
Sờ hạch thấy mềm và có tính đàn hồi và không đau.
-
Vị trí xuất hiện hạch ban đầu là một bên vùng cổ hoặc trên xương đòn, tại vùng nách hoặc bẹn, khi các hạch sưng to có thể dính với nhau.
-
Ở vùng ngực, u lympho Hodgkin bệnh học với những hạch có thể gây ho, khó thở và khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu.
U lympho Hodgkin ở trẻ có thể gây sốt cao, ngứa ngáy vùng xuất hiện hạch đồng thời thường khiến trẻ ra mồ hôi nhiều về ban đêm và bị sụt cân.
Giai đoạn phát triển U Lympho Hodgkin
U lympho Hodgkin phát triển theo ba giai đoạn chính
Giai đoạn I: Một nhóm các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và xuất hiện u nhưng u lympho chỉ ở một phía của cơ hoành.
Giai đoạn II: Hai hoặc nhiều hơn các nhóm hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và u lympho chỉ xuất hiện ở một phía của cơ hoành.
Giai đoạn III: Có các tế bào u Lympho trong các hạch bạch huyết ở trên và dưới cơ hoành và lá lách cũng có thể bị tổn thương.
Giai đoạn IV: U Lympho đã lan tràn ra ngoài các hạch bạch huyết, ví dụ như ảnh hưởng đến gan, phổi hoặc tủy xương.
Cơ chế gây bệnh u lympho Hodgkin ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh u Lympho Hodgkin cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan ở việc nhiễm một số loại vi khuẩn gây bệnh như virus gây sốt rét hoặc sưng hạch góp phần vào sự phát triển của u Lympho Hodgkin.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác được xem là nguy cơ mắc u Lympho Hodgkin phải kể đến như:
-
Nằm trong độ tuổi khoảng từ 15 - 30 hoặc trên 55 tuổi.
-
Tiền sử gia đình có người đã từng bị u Lympho Hodgkin.
-
Từng bị nhiễm virus Epstein-Barr (EBV).
-
Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm (do bị nhiễm virus HIV hoặc sau khi thực hiện ghép tạng,...)
-
Bị mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, hay còn gọi là bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis...
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về "U Lympho Hodgkin ở trẻ em: Dấu hiệu và triệu chứng". Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn phòng ngừa và điều trị u Lympho Hodgkin ở trẻ em hiệu quả nhất.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng