Có người nâng mũi sau khoảng 7 ngày là hết sưng nhưng có trường hợp nâng mũi đến 3 tháng vẫn chưa hết sưng? Vậy nguyên nhân là do đâu và có cách nào khắc phục để tránh gây hại cho sức khỏe và bảo vệ cấu trúc mũi. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có những kinh nghiệm xử lý khi rơi vào tình trạng nâng mũi 3 tháng bị sưng.
Tình trạng sau nâng mũi bị sưng
Sưng tấy sau nâng mũi là hiện tượng hết sức bình thường vì cấu trúc mũi bị ảnh hưởng ít nhiều trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ sẽ bóc tách khoang mũi và đưa miếng độn vào bên trong để nâng cao sống mũi nên sau khi phẫu thuật mũi hơi sưng tấy là điều bình thường. Tình trạng này sẽ lành hẳn sau 5-7 ngày, sau 1 tháng thì ổn định, gom lại và lên dáng đẹp tự nhiên. Nhưng nếu nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng thì bạn nên đến cơ sở đã nâng mũi để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.
Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng do nhiều nguyên nhân như chất liệu sụn, tay nghề bác sĩ,...
Nguyên nhân nâng mũi sau 3 tháng bị sưng
Tình trạng của từng người sau khi nâng mũi sẽ gặp các biến chứng khác nhau có thể là bầm tím, sưng tấy, đau nhức,… Nhưng đây chỉ là những tình trạng bình thường chỉ cần chú ý chăm sóc và kiêng khem thì triệu chứng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nâng mũi sau 3 tháng vẫn bị sưng có thể do một số trong nguyên nhân sau:
Chất liệu sụn không tương thích với cơ thể
Chất liệu sụn nâng mũi cũng là một trong những tác nhân khiến mũi bị sưng kéo dài. Nếu cơ sở thẩm mỹ sử dụng sụn kém chất lượng, không được kiểm định an toàn, không rõ nguồn gốc (trong trường hợp nâng mũi bằng sụn sinh học) sẽ không đảm bảo an toàn dẫn đến sưng mũi kéo dài. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sụn nhưng không phải loại nào cũng được Bộ Y tế kiểm định và cho phép sử dụng. Do đó, trước khi có ý định nâng mũi, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại sụn.
Tay nghề bác sĩ
Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định đến 70% sự thành công của ca nâng mũi. Nếu bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm, chuyên môn cao và tận tâm với từng ca phẫu thuật thì chắc chắn đem lại cho bạn kết quả hài lòng. Nhưng nếu bác sĩ ít kinh nghiệm chắc chắn sẽ mắc một số sai lầm trong quá trình thực hiện, từ đó khiến mũi bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến một số biến chứng như viêm nhiễm, sưng phù nề, cứng mũi sau phẫu thuật. Chính vì thế hãy cân nhắc, lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín để tránh các tình trạng trên.
Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định đến 70% sự thành công của ca nâng mũi
Nhiễm trùng mũi
Mũi bị sưng tấy là một trong những biến chứng phổ biến do nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật, chăm sóc không đảm bảo hoặc do sụn nâng mũi không phù hợp,... Nhiều thẩm mỹ viện bỏ qua điều này và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mũi bị sưng trong nhiều tháng. Mũi có dấu hiệu nhiễm trùng khi sưng tấy, bầm tím kéo dài, chảy dịch, chảy máu có thể khiến cơ thể bị sốt.
Do cơ địa con người
Theo một số thông tin, những người có da mũi quá dày, da dầu hoặc lỗ chân lông quá to thì sau phẫu thuật mũi sẽ sưng lâu hơn. Đặc biệt là những người có đầu mũi to, nguy cơ này càng lớn hơn. Một số trường hợp sưng tấy và cứng đến 3 tháng nhưng dấu hiệu này là phản ứng tự nhiên của cơ thể không quá nguy hiểm.
Người có cơ địa tốt thì các dấu hiệu sưng đau sẽ nhanh chóng biến mất còn người có cơ địa xấu như da nhạy cảm, có bệnh lý nền, cơ thể dễ để lại sẹo lồi, lâu lành vết thương hở thì khả năng hồi phục chậm hơn và nếu không chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng chảy mủ.
Vận động mạnh sau nâng mũi
Mũi sau khi nâng còn lỏng lẻo thậm chí sau 1 tháng vẫn chưa ổn định 100%. Phải mất từ 3-6 tháng dáng mũi mới ổn định hoàn toàn. Sau nâng mũi là quá trình khá nhạy cảm vì vậy bạn cần hạn chế những tác động dù là nhỏ nhất đến vùng mũi để tránh sưng mũi kéo dài. Nếu trong giai đoạn này bạn vận động mạnh, cúi gập người nhiều hay chạy nhảy dù chỉ nhẹ cũng sẽ tác động mạnh đến dáng mũi. Một số trường hợp nặng còn khiến mũi sưng to hơn và lâu hồi phục. Đó là lý do, nhiều người nâng mũi 2 tháng vẫn bị sưng. Bạn cũng nên cẩn thận khi ngủ để giữ cấu trúc mũi ổn định.
Chế độ chăm sóc
Dù khách hàng có cơ địa tốt hay xấu mà không biết cách chăm sóc và vệ sinh mũi sau nâng đúng cách sẽ bị sưng tấy kéo dài. Sau phẫu thuật, bạn nên chăm sóc và vệ sinh vùng mũi theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ hay dùng thuốc khác thay thế.
Ngoài ra, sau nâng mũi nên kiêng khem một số loại thực phẩm như hải sản, trứng, rau muống, thịt bò, nếp,... để không ảnh hưởng đến vết thương. Nâng mũi sau 3 tháng vẫn sưng nhưng không có dấu hiệu nào khác thì bạn nên tiếp tục giữ chế độ kiêng khem này.
Cần làm gì khi nâng mũi sau 3 tháng bị sưng?
Nếu sau 3 tháng nâng mũi mà không giảm sưng thì có thể bạn đã gặp phải biến chứng nâng mũi. Bạn cần tìm cách khắc phục tránh kéo dài thời gian dẫn đến lộ sóng mũi, đầu mũi bóng đỏ, mũi biến dạng, nhiễm trùng nặng,... Khi gặp phải tình trạng sưng kéo dài hơn 1 tháng bạn nên đến trung tâm thẩm mỹ để thăm khám lại. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Còn trong trường hợp mũi sưng hơn 1 tháng nhưng không có dấu hiệu bất thường khác thì bạn nên tiếp tục theo dõi và thực hiện những cách sau:
- Chườm ấm hoặc lạnh: Nếu mũi có dấu hiệu sưng tấy, bạn hãy chườm ấm hoặc lạnh trong khoảng 10 phút để giảm sưng.
- Dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ chỉ định.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường lưu thông máu và tái tạo da nhanh hơn.
- Không uống rượu bia, cà phê, chất kích thích trong 3 tháng đầu sau nâng mũi vì dễ gây sưng tấy và bầm tím.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp da mau lành và phục hồi.
Thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ nếu sau nâng mũi 3 tháng vẫn bị sưng
Để an toàn nếu triệu chứng sưng tấy kéo dài bạn vẫn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện để được hỗ trợ tốt nhất. Trong mọi trường hợp, bạn không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sưng tấy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tránh nâng mũi sau 3 tháng bị sưng bạn nên chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo trong quá trình phẫu thuật về tránh các biến chứng không mong muốn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp