Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Nên đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang vải để chống dịch hiệu quả?

Ngày 25/03/2022
Kích thước chữ

Với tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng và khó kiểm soát như hiện nay, có thể nói khẩu trang là vật bất ly thân với tất cả mọi người. Mỗi ngày ra ngoài học tập, làm việc lại sử dụng ít nhất một chiếc khẩu trang y tế nên chi phí mua khẩu trang trong một tháng cũng không hề nhỏ. 

Khá nhiều người đang có ý định chuyển sang dùng khẩu trang vải thay thế nhưng vẫn còn phân vân liệu việc đeo khẩu trang vải có đủ an toàn phòng dịch hay không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm hiểu xem chúng ta nên đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang vải trong thời điểm dịch bệnh như thế này nhé!

Vì sao phải đeo khẩu trang?

Ngày trước, mọi người thường đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn ngừa bụi, khói thải, hóa chất và chống nắng. Tuy nhiên, với việc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp với nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cực cao như hiện nay thì khẩu trang sẽ là vũ khí mạnh mẽ giúp bảo vệ sức khỏe bạn khỏi sự tấn công của virus Sars-CoV-2.

Những chiếc khẩu trang sẽ ngăn cản vi khuẩn, virus trong các giọt bắn cũng như trong môi trường không khí đến mũi, miệng của người dùng và hạn chế gây bệnh. Hiện nay có rất nhiều loại khẩu trang khác nhau, khả năng chống khói bụi, hóa chất và vi sinh vật còn tùy thuộc vào từng sản phẩm nên mọi người cần phải cân nhắc thật kỹ nhu cầu sử dụng để lựa chọn chiếc khẩu trang phù hợp nhé!

Nên đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang vải để chống dịch hiệu quả? 1

Khẩu trang là lá chắn bảo vệ sức khỏe bạn khỏi sự tấn công của virus Sars-CoV-2

Nên đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang vải?

Nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế quá lớn như hiện nay đã đẩy giá khẩu trang lên rất cao, kéo theo đó là các sản phẩm kém chất lượng được trộn lẫn trên thị trường khiến không ít người cảm thấy e ngại khi sử dụng khẩu trang y tế và dần chuyển sang dùng khẩu trang vải như trước kia. 

Thực tế, hầu hết các loại khẩu trang như khẩu trang y tế 3 lớp, 4 lớp hay khẩu trang vải đều có thể ngăn cản được giọt bắn khi hắt hơi, ho hay nói chuyện của mọi người xung quanh đến đối tượng đeo khẩu trang. Do vậy, nếu không mua được khẩu trang y tế thì bạn vẫn có thể dùng khẩu trang vải để thay thế. Với khẩu trang vải, bạn cần phải giặt khử khuẩn sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng để hạn chế virus bám vào bề mặt và gây bệnh cho cơ thể. Với khẩu trang y tế, hãy ưu tiên dùng các loại khẩu trang có chất lượng đảm bảo. 

Khẩu trang cao cấp 5 lớp Vg95 Kn95 lọc khuẩn được cấu tạo với 5 lớp vải nguyên sinh không dệt Polypropylene mềm mại, đem lại khả năng ngăn ngừa đến 95% virus, vi khuẩn,  bụi mịn và bụi siêu mịn. Thiết kế đệm xốp, nẹp mũi kim loại kép cùng nút chỉnh quai đeo tiện lợi nên khi đeo khẩu trang không hề có cảm giác đau cấn mũi mà vẫn đảm bảo ôm khít khuôn mặt và thoáng khí. Khẩu Trang Cao Cấp 5 Lớp Vg95 Kn95 Lọc Khuẩn thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là các y bác sĩ thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh và những người phải làm việc trong môi trường công nghiệp nhiều khói bụi và chất độc hại. 

Nên đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang vải để chống dịch hiệu quả? 2

Khẩu Trang Cao Cấp 5 Lớp Vg95 Kn95 Lọc Khuẩn thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng

Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?

Dù là khẩu trang y tế hay khẩu trang vải thì việc đeo khẩu trang đúng cách vẫn luôn là yếu tố quan trọng để phát huy hiệu quả phòng bệnh của sản phẩm này, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.

Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách

Khi sử dụng khẩu trang y tế, người dùng cần che kín miệng và mũi, không sờ tay vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.

Đeo mặt xanh ra phía ngoài, mặt trắng hướng vào trong, kẹp nhôm áp vào sống mũi. Tuyệt đối không được lộn ngược 2 mặt khẩu trang để sử dụng cho lần tiếp theo.

Khi tháo khẩu trang, dùng tay kéo dây đeo qua tai rồi tháo ra, cho vào thùng rác y tế. Không dùng tay cầm vào khẩu trang để mở ra vì có thể virus bám trên bề mặt khẩu trang sẽ đi vào cơ thể qua bàn tay.

Nên đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang vải để chống dịch hiệu quả? 3

Không sờ tay vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo khẩu trang y tế

Cách đeo khẩu trang vải đúng cách

Tương tự như khẩu trang y tế, với khẩu trang vải bạn cũng cần tiến hành che kín cả mũi lẫn miệng và không chạm vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.

Tuyệt đối không tháo khẩu trang bằng cách cầm vào mặt khẩu trang mà hãy cầm tháo dây ra khỏi tai.

Giặt sạch, khử khuẩn khẩu trang mỗi khi dùng xong. Nên chuẩn bị thêm vài chiếc khẩu trang vải để phòng hờ trong trường hợp khẩu trang không kịp khô.

Nên đeo khẩu trang y tế hay khẩu trang vải để chống dịch hiệu quả? 4

Nên chuẩn bị thêm vài chiếc khẩu trang vải để dự phòng

Xử lý khi không mang khẩu trang ra ngoài

Nếu bạn không mang khẩu trang vải, khẩu trang y tế,... theo bên người khi ra ngoài thì hãy hạn chế giao lưu, tiếp xúc với người khác. Khi muốn hắt hơi, ho hay xì mũi thì tốt nhất bạn nên dùng khăn giấy che miệng và mũi, sau đó cho vào thùng rác có nắp đậy đúng quy định. Trong trường hợp quên đem khăn giấy thì bạn có thể hắt hơi, ho vào khuỷu tay, không nên dùng bàn tay che miệng vì có thể làm virus bám lên các vật dụng cầm nắm như nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy hay khi bắt tay với người khác, tạo điều kiện virus lây lan rộng hơn.

Khẩu trang là món đồ không thể thiếu với bất kỳ ai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Dù là khẩu trang y tế hay khẩu trang vải thì chỉ cần bạn thực hiện đeo đúng cách vẫn có thể phát huy công dụng phòng chống virus hiệu quả. Ngoài việc đeo khẩu trang, bạn cũng nên có những biện pháp khác như rửa tay sát khuẩn, vệ sinh mũi họng, ăn chín uống sôi, tránh tụ tập nơi đông người,... để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin