Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào? Các xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vô sinh, hiếm muộn là vấn đề đang gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này gây lo lắng cho rất nhiều gia đình. Tuy nhiên đi khám vô sinh, hiếm muộn cũng nên chọn thời điểm phù hợp để có kết quả chính xác nhất. Vậy nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào?

Nhiều gia đình hiện nay đang đau đầu vì vấn đề hiếm muộn con cái. Có thể họ đã đi khám ở nhiều nơi nhưng chưa biết được nguyên nhân của tình trạng này. Vậy, thời điểm đi khám hiếm muộn có ảnh hưởng tới kết quả của các xét nghiệm không? Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào?

Vô sinh là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh là tình trạng không có thai sau 1 năm quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, thì thời gian để theo dõi rút ngắn là trên 6 tháng.

Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào? 1
Vô sinh là vấn đề về sức khỏe sinh sản thường gặp hiện nay 

Vô sinh được phân thành 2 loại:

  • Vô sinh nguyên phát (vô sinh I): Là người phụ nữ trước đây chưa từng có thai lần nào.
  • Vô sinh thứ phát (vô sinh II): Là người phụ nữ đã có thai ít nhất 1 lần trước đây (kể cả sảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung…).

Trên thế giới, vô sinh là bệnh không hiếm gặp, tỷ lệ thay đổi theo từng vùng miền. Tại Việt Nam, tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn vẫn chiếm một tỷ lệ cao.

Cơ chế gây vô sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, trong đó, có những nguyên nhân không liên quan đến bất thường di truyền (hội chứng buồng trứng đa nang, tắc nghẽn ống dẫn trứng, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ…) và cũng có những nguyên nhân do bất thường di truyền gây nên (hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner, hội chứng Down, hội chứng Prader Willi…).

Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào? 2
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) 

Các xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của nữ giới

  • Nội tiết kích thích nang noãn (FSH) (follicle stimulating hormone) do tuyến yên tiết ra và E2 (estradiol) do nang noãn của buồng trứng tiết vào đầu pha nang noãn từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt (2 – 5 ngày từ ngày bắt đầu ra máu). Do đó, với các xét nghiệm hormone sinh dục nữ, nên xét nghiệm vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kì kinh nguyệt.
  • FSH cao cho biết chức năng buồng trứng kém, suy buồng trứng hoặc mãn kinh.
  • LH (Luteinizing hormone) do tuyến yên tiết ra, LH bình thường dưới 10 UI/L, LH tăng cao trong máu trong hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Vô kinh với nồng độ FSH và LH giảm thể hiện suy tuyến yên hoặc suy vùng dưới đồi.
  • Estradiol, progesterone có nồng độ thay đổi trong chu kì kinh nguyệt
  • AMH (Mullerian hormone) được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn, liên quan trực tiếp tới các nang noãn nguyên thủy của buồng trứng, giúp đánh giá dự trữ noãn của buồng trứng. Bình thường, AMH từ 2,0 – 6,8 ng/mL, giảm dần theo tuổi của phụ nữ. Xét nghiệm AMH có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào của chu kì kinh nguyệt.
Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào? 3
nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào: ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt 

Các xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của nam giới

Xét nghiệm tinh dịch đồ

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2010, tinh dịch đồ đạt tiêu chuẩn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thể tích ≥ 1,5 ml;
  • Mật độ tinh trùng ≥ 15 triệu/ml;
  • Tổng số tinh trùng ≥ 39 triệu;
  • Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới ≥ 32%;
  • Hình dạng bình thường ≥ 4%.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi xét nghiệm tinh dịch đồ, cần kiêng xuất tinh trong vòng 2 – 3 ngày trước đó để chất lượng và số lượng, mật độ tinh trùng đạt giá trị tốt nhất.

Xét nghiệm nội tiết nam

Xét nghiệm nội tiết tố nam chỉ được thực hiện khi số lượng tinh trùng ít hoặc là có các dấu hiệu lâm sàng suy giảm androgen hoặc các rối loạn nội tiết tố.

Xét nghiệm nội tiết tố nam bao gồm xét nghiệm testosterone, FSH và LH.

  • Testosterone: Nồng độ thay đổi trong ngày, thường cao vào buổi sáng.
  • Tăng FSH thể hiện suy giảm chức năng tế bào sinh dục.
  • Tăng FSH, LH và giảm testosterone thể hiện tình trạng suy tinh hoàn nguyên phát.
  • Giảm FSH, LH và testosterone thể hiện suy vùng dưới đồi hoặc tuyến yên.
Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào? 4
Tinh dịch đồ ở nam giới 

Ngoài ra, các xét nghiệm khác không liên quan đến khả năng sinh sản như công thức máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, viêm gan B, Chlamydia, lậu, HPV…), lao, tế bào âm đạo cổ tử cung cũng nên được xét nghiệm.

Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào?

Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào? Đối với các cặp đôi dưới 35 tuổi, nếu sau 1 năm không thụ thai được mặc dù quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào thì nên đi khám vô sinh, hiếm muộn.

Đối với các cặp đôi mà nữ giới trên 35 tuổi, nếu sau 6 tháng không thụ thai được mặc dù quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào thì nên đi khám vô sinh, hiếm muộn.

Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào? 5
Nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào?

Một số lưu ý khi đi khám vô sinh, hiếm muộn:

  • Nữ giới: Nên đi khám và làm các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone sinh dục vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kì kinh nguyệt, tức là sau 2 đến 5 ngày kể từ ngày bắt đầu ra máu kinh.
  • Nam giới: Nên kiêng xuất tinh từ 2 – 5 ngày trước khi làm xét nghiệm kiểm tra tinh dịch đồ.

Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin liên quan đến tình trạng vô sinh, nên đi khám hiếm muộn vào thời điểm nào, một số xét nghiệm kiểm tra vô sinh, hiếm muộn. Qua đó, giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về những thời điểm đi khám hiếm muộn tốt nhất.

Tham khảo thêm: Ăn rau diếp cá có gây vô sinh không? Tác dụng của rau diếp cá

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm