Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Nên hay không nên tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Ngày 27/10/2023
Kích thước chữ

Để giảm nguy cơ và tránh rủi ro không an toàn cho bé khi còn trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh, y học ngày nay với công nghệ cải tiến, hiện đại hơn đã cho ra phương pháp tiêm huyết thanh viêm gan B kết hợp với tiêm ngừa vacxin giúp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và an toàn.

Hàng năm tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B hay còn được gọi là virus HBV đang ngày một tăng cao, viêm gan B không đơn giản chỉ là những biến chứng xảy ra bình thường ở cơ thể mà đây được xem là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nếu như không được ngăn chặn và có những biện pháp kịp thời.

Khả năng cơ thể nhiễm viêm gan B thường là lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục, những người tiếp xúc với máu hay dịch tiết từ virus HBV, đặc biệt là bệnh lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai. Vì vậy nhiều bậc cha mẹ đang băn khoăn liệu nên hay không nên tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh? 

Huyết thanh là gì?

Trong y học, huyết thanh được hiểu là một loại dung dịch có trong máu của con người, được tạo nên từ nhiều tế bào hồng cầu và bạch cầu kết hợp với các protein tích tụ trong máu. Thành phần chính trong huyết thanh gồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng chẳng hạn như: Glucose, kali, canxi, natri, axit uric, clorua, phosphor, magie, bilirubin, enzyme,... và các protein trong huyết thanh sẽ không được sử dụng. Bằng phương pháp ly tâm trong ống, máu sẽ được để đông trong thời gian cố định, tiếp theo đun ống bằng que thử sẽ giúp loại bỏ máu đông ra ngoài và cuối cùng chúng ta có được huyết thanh, với công dụng giúp bổ sung các chất bị thiếu hụt trong cơ thể.

huyết thanh viêm gan b 1
Huyết thanh được hiểu là một loại dung dịch có trong máu của con người

Huyết thanh viêm gan B là gì?

Huyết thanh viêm gan B còn được hiểu là Globulin sẽ miễn dịch với virus HBV, giúp tạo ra hệ miễn dịch thụ động. Hoặc cũng được hiểu là chủng dự phòng giúp trẻ có kháng thể nhanh chóng. Ngoài việc tiêm vacxin ngừa viêm gan B chúng ta nên phối hợp với việc tiêm thêm huyết thanh viêm gan B ngay sau khi sinh trong vòng 12-24 giờ đầu sẽ hình thành nên bức tường chắc chắn bảo vệ trẻ không bị lây nhiễm bởi virus viêm gan B từ người mẹ đã nhiễm bệnh trước đó.

Huyết thanh viêm gan B được dùng cho đối tượng nào?

Đối tượng áp dụng

Huyết thanh viêm gan B được sử dụng giúp tạo ra miễn dịch thụ động nhằm phòng ngừa nhiễm bệnh viêm gan B, áp dụng cho các đối tượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh khi mẹ dương tính với virus HBV.
  • Những người tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết từ virus HBV.
  • Các đối tượng tái nhiễm viêm gan B sau khi phẫu thuật cấy ghép gan cho bệnh nhân suy gan do viêm gan B gây ra.
  • Người tình cờ phơi nhiễm virus HBV trong khi cơ thể chưa có miễn dịch.

Có nên tiêm huyết thanh viêm gan B khi mẹ đã tiêm vacxin ngừa viêm gan B?

Người mẹ nhiễm virus HBV lây truyền qua con tuỳ vào từng giai đoạn thai kỳ mà khả năng nhiễm bệnh ở trẻ cũng sẽ tăng cao. Ví dụ trong thời gian đầu mang thai thì tỉ lệ nhiễm virus của trẻ ở mức thấp, tuy nhiên khi thai nhi lớn dần, giai đoạn cuối thai kỳ thì tỷ lệ nhiễm bệnh cũng theo đó mà cao hơn. 

Thời điểm này Việt Nam có số lượng trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm gan B khi vừa sinh ra đời đang ở mức báo động, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh, ngoài việc tiêm vacxin viêm gan B ra thì cần phải tiêm thêm huyết thanh viêm gan B, cả hai phải được kết hợp thực hiện trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt hơn thì là 12 giờ để đảm bảo bé sinh ra sẽ không bị nhiễm bệnh.

Có nên tiêm huyết thanh viêm gan B khi mẹ và bé đã tiêm vacxin ngừa viêm gan B? 2
Tiêm huyết thanh viêm gan B phải được thực hiện trong vòng 24 giờ

Cần lưu ý những gì khi tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh ?

Việc tiêm huyết thanh viêm gan B có mang lại hiệu quả và an toàn cho bé hay không còn phụ thuộc vào từng thời điểm tiêm và có một số lưu ý quan trọng mà gia đình nào cũng nên quan tâm và thực hiện.

Trẻ sơ sinh được tiêm hai liều huyết thanh viêm gan B kết hợp với một mũi vacxin ngừa viêm gan B cho cả mẹ HBsAG dương tính và HBeAG dương tính. Những mũi vacxin kế tiếp sẽ được tiêm vào tháng thứ 2 và thứ 4 sau khi sinh, thời điểm tiêm huyết thanh và vacxin viêm gan B sẽ tốt trong vòng 12 giờ, khả năng bé sẽ không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ nếu thực hiện đúng như thời gian trên.

Dưới đây là thứ tự chi tiết việc tiêm ngừa vacxin cho trẻ khi có mẹ nhiễm virus viêm gan B, giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc theo dõi và tiêm ngừa đúng thời gian:

  • Bé còn sơ sinh: Nên tiêm trong 24 giờ và 12 giờ sau khi sinh. Kết hợp với tiêm huyết thanh viêm gan B sẽ giúp kết quả vượt ngoài mong đợi mà còn an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Mũi 1: Được tiêm khi bé đã đủ 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Bé đủ 3 tháng tuổi
  • Mũi 3: Bé đủ 4 tháng tuổi
  • Mũi nhắc lại: Bé đủ 18 tháng tuổi

Và chúng ta cũng lưu ý việc tiêm vacxin viêm gan B nên hoàn tất trước khi bé được 24 tháng tuổi nhằm tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao.

Có nên tiêm huyết thanh viêm gan B khi mẹ và bé đã tiêm vacxin ngừa viêm gan B? 3
Nên tiêm vacxin viêm gan B trước khi bé 24 tháng tuổi

Hi vọng với những thông tin trên phần nào giúp chúng ta có thêm kiến thức về huyết thanh viêm gan B trong công cuộc bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé suốt thời gian mang thai và sinh con nhé.

Xem thêm: Viêm gan B tự khỏi được không? Một số cách phòng bệnh viêm gan B

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm