Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bà bầu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm uốn ván cao và cần được tiêm phòng đầy đủ. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu để đảm bảo an toàn?
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván là tiêm phòng. Bất cứ ai trong chúng ta đều nên tiêm phòng uốn ván, từ trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi đến người trưởng thành. Trong đó, có một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm uốn ván sớm và đủ. Một trong những đối tượng như vậy là bà bầu. Vậy tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu là hợp lý?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng uốn ván. Bà bầu tiêm uốn ván sẽ giúp cơ thể tự tạo kháng thể chủ động, giảm nguy cơ mắc uốn ván trong quá trình mang thai và sinh con. Kháng thể được sinh ra từ cơ thể mẹ sẽ truyền một phần sang con từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Nhờ đó, trẻ khi sinh ra cũng giảm được nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh.
Hầu hết mẹ bầu đều biết lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván. Nhưng không phải ai cũng biết tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu là tốt nhất. Theo các bác sĩ, vắc xin uốn ván cho bà bầu có thể tiêm từ khi thai phụ bước vào tam cá nguyệt đầu tiên. Thời điểm lý tưởng nhất là tiêm vắc xin mũi đầu trong thai kỳ là từ tuần thai thứ 20 đến tuần thai thứ 24.
Bầu bao nhiêu tuần thì tiêm uốn ván? Bà bầu không nên tiêm uốn ván trong 3 tháng đầu mang thai. Lý do là bởi khi đó thai nhi mới làm tổ trong tử cung còn chưa ổn định. Cơ thể mẹ bầu đang dần phải làm quen với những thay đổi về nội tiết tố bên trong. Ngoài những cơn ốm nghén, mẹ bầu còn gặp phải vô số triệu chứng khó chịu khác và hệ miễn dịch suy giảm. Tiêm uốn ván vào thời điểm này, tác dụng phụ của vắc xin có thể không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu tiêm mũi uốn ván đầu tiên quá muộn, bà bầu sẽ không kịp tiêm 3 mũi liều cơ bản trước khi sinh khoảng 30 ngày. Vắc xin uốn ván được khuyến cáo không nên tiêm cho thai phụ tại thời điểm 30 ngày chờ sinh cuối cùng. Lý do tác dụng phụ của vắc xin có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và quá trình sinh sản.
Tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc bà bầu đang mang thai lần đầu, lần thứ 2 hay lần thứ 3. Thời điểm này cũng phụ thuộc vào lịch sử tiêm phòng uốn ván của bà bầu vào thời điểm trước khi mang thai. Các mẹ có thể tham khảo liệu trình tiêm uốn ván cho bầu trong các trường hợp cụ thể như sau:
Với những phụ nữ từng tiêm phòng uốn ván từ khi còn nhỏ, người chưa từng tiêm uốn ván, người từng tiêm uốn ván nhưng chưa đủ số mũi nên tiêm 2 mũi vắc xin.
Phụ nữ chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván trước đây, phụ nữ từng tiêm phòng uốn ván nhưng chưa đủ số mũi liều cơ bản, hoặc phụ nữ tiêm phòng uốn ván từ khi còn rất nhỏ khi mang thai nên tiêm 2 mũi vắc xin bao gồm:
Với những bà bầu đã từng mang thai trước đó và mũi cuối cùng cách thời điểm hiện tại không quá 5 năm, bà bầu chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván vào khoảng tuần thai thứ 24 là được. Nếu thời gian mang thai hiện tại cách thời điểm tiêm mũi uốn ván trước đó hơn 5 năm, mẹ bầu vẫn nên tiêm đủ 2 mũi như trên.
Ngoài việc tìm hiểu nên tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu, thai phụ cũng nên lưu ý một số điều sau:
Vắc xin uốn ván không thể bảo vệ mẹ bầu và thai nhi “miễn nhiễm” 100% trước trực khuẩn uốn ván. Dù vắc xin uốn ván có thể giúp tạo kháng thể phòng bệnh cho mẹ và thai nhi, nhưng thai phụ vẫn cần sinh nở tại nơi an toàn và đảm bảo vệ sinh. Điều kiện sinh đẻ không sạch sẽ ngoài tiềm ẩn nguy cơ uốn ván còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài mẹ bầu có dự định sinh, kể cả những phụ nữ có ý định nạo phá thai cũng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc uốn ván cao và đều nên tiêm phòng.
Sau khi tiêm uốn ván, mẹ bầu có thể gặp một số tác dụng phụ như: Sưng đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, buồn nôn hoặc tiêu chảy, đau đầu, đau người và mệt mỏi toàn thân,... Đây là những phản ứng bình thường của cơ thể, cho thấy hệ miễn dịch của mẹ bầu đang sản xuất kháng thể. Tuy nhiên, nếu thấy những triệu chứng nặng như: Chóng mặt, xuất huyết tại chỗ tiêm, khó thở, tim đập nhanh, người tái nhợt,… bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài những mẹ bầu nhận thức được tầm quan trọng của tiêm uốn ván và muốn biết tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu, vẫn có những thai phụ trì hoãn việc này vì lo ngại tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp tác dụng phụ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ. Các phản ứng như: Tiêm uốn ván xong bị buồn nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi, sưng đau tại chỗ, rối loạn tiêu hóa,... sẽ tự hết sau vài ngày.
Vậy tiêm uốn ván làm gì? Tiêm uốn ván để phòng bệnh cho mẹ và truyền kháng thể cho thai nhi. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ nên tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván khi đủ 2 tháng tuổi. Nếu trong thời gian mang thai mẹ tiêm phòng đầy đủ, một phần kháng thể từ mẹ sẽ được truyền sang con. Lượng kháng thể này đủ để bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi tròn 2 tháng tuổi. Thai phụ dễ bị nhiễm khuẩn uốn ván qua đường sinh dục, qua các dụng cụ hỗ trợ sinh. Trẻ sơ sinh dễ nhiễm khuẩn uốn ván qua dụng cụ cắt dây rốn nhiễm nha bào uốn ván. Do đó, việc tiêm uốn ván cho bà bầu là việc không thể bỏ qua.
Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván từ 25% - 95%. Ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 95%. Ngay cả khi người bệnh thoát cửa tử, các di chứng bệnh uốn ván vẫn có thể đi theo người bệnh suốt đời. Vì vậy, các mẹ bầu đều nên tìm hiểu tiêm uốn ván cho bà bầu ở tuần bao nhiêu để tiêm phòng vào thời điểm tốt nhất.
Tham khảo thêm: Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.