Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lây qua đường máu thường là những căn bệnh nguy hiểm như HIV hay viêm gan B. Hẳn nhiều bạn thắc mắc trong tình huống đạp phải kim tiêm có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách xử trí trong hoàn cảnh này nhé!
Trường hợp dẫm phải kim tiêm không chỉ tạo vết thương hở trên da mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh HIV từ máu dính trên kim tiêm. Trong hoàn cảnh này, nhiều bạn thường hoảng loạn và xử lý vết thương không đúng cách. Bạn cần bình tĩnh và sơ cứu vết thương đúng cách, tránh để mầm bệnh lây lan.
Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí khi gặp tình huống đạp phải kim tiêm để bạn đọc không quá hoang mang với vấn đề "đạp kim tiêm có bị HIV không".
Trong cuộc sống hàng ngày, có những trường hợp tình cờ đạp phải kim tiêm. Kim tiêm có thể bị vứt bừa bãi trên đường, ở ghế nơi công cộng hay tại nơi nhiều đất đá và cây cỏ. Khi đạp phải kim tiêm gây nên vết thương hở ở da sẽ làm tăng nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm qua đường máu.
Nhiều người khi rơi vào tình huống này sẽ lo lắng không biết đạp phải kim tiêm có sao không? Bạn cần bình tĩnh và làm các bước xử trí ban đầu. Khâu xử lý vết thương ban đầu rất quan trọng. Ngoài ra, nếu nghi ngờ bị lây bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B thì người bệnh cần được điều trị phơi nhiễm dự phòng sớm.
Khi bị kim tiêm đâm dính máu chứa các bệnh truyền nhiễm như HIV hay viêm gan B, người bệnh thường có tâm lý hoảng loạn, sợ hãi. Điều đầu tiên họ thường làm là nặn vết thương thật mạnh với mục đích nặn được nhiều máu ra khỏi vết thương. Tuy nhiên, hành động này hoàn toàn sai lầm.
Hành động bóp, nặn vết thương sẽ khiến máu từ vị trí thương tổn nhanh chóng đi vào hệ tuần hoàn. Đồng thời, điều này sẽ khiến vết thương nặng hơn, gây viêm và làm tăng khả năng khiến virus phát tán vào cơ thể.
Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo rằng trong mọi trường hợp, không được nặn vết thương mà cần bình tĩnh xử trí đúng cách. Vì dù kim tiêm có máu chứa virus gây bệnh thì mầm bệnh cũng cần thời gian để xâm nhập và phát triển trong cơ thể.
Khi đạp phải kim tiêm, bạn cần bình tĩnh và tiến hành xử lý vết thương theo các bước sau:
Trong vòng 24 giờ từ khi bị phơi nhiễm với vật lạ, bạn cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Khi cán bộ y tế hỏi về đặc điểm vật gây thương tổn, hoàn cảnh tai nạn cũng như cách xử trí, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết.
Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được tiến hành đánh giá nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu nguy hiểm như HIV, viêm gan B… Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước, độ nông sâu của vết thương.
Nếu vết thương nông, không sâu, chảy ít máu hoặc không chảy máu, khả năng lây nhiễm thường thấp. Ngược lại, nếu vết thương rộng, sâu hay chảy nhiều máu thì nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh thường cao hơn.
Vì vậy, người bệnh cần làm các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu để chẩn đoán và điều trị bệnh nếu có. Các xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Điều trị dự phòng sau khi bị phơi nhiễm HIV sẽ giúp ngăn chặn quá trình phát triển của virus cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Người bệnh có thể bắt đầu điều trị ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Theo thống kê, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm mầm bệnh có hiệu quả kháng virus rất cao, lên tới 90 - 95% trong vài giờ đầu tới sau 3 ngày. Chú ý là hiệu quả điều trị sẽ giảm dần theo thời gian sau khi bị đâm bởi vật nhọn.
Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm bệnh kéo dài liên tục 28 ngày. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng siêu vi theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
Người bệnh cần làm xét nghiệm HIV chuyên sâu sau ba tháng kể từ khi bị phơi nhiễm kim tiêm dính máu. Nếu kết quả là âm tính, bạn hoàn toàn có thể yêu tâm không bị lây nhiễm HIV.
Trên đây là bài viết của nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Đạp phải kim tiêm có sao không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Khi gặp phải tình huống này, nhiều bạn sẽ hoảng loạn và lo lắng không biết bản thân các mắc phải các bệnh lây qua đường máu như HIV hay viêm gan B hay không. Tuy nhiên, cần bình tĩnh và xử trí vết thương đúng cách và tiếp nhận điều trị dự phòng sớm.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...