Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nghẹt mũi xuất hiện khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc với nhiều khói bụi, tác nhân gây dị ứng. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vài ngày rồi tự khỏi, tuy nhiên nếu nghẹt mũi 1 bên kéo dài dai dẳng thì đó có thể là cảnh báo của bệnh lý khác nên bạn không nên chủ quan.
Ngạt mũi là biểu hiện của tình trạng tăng tiết dịch mũi khi bị kích thích ứng hoặc là triệu chứng của bệnh viêm mũi, viêm xoang,… Cần điều trị nghẹt mũi nhanh chóng và dứt điểm để loại bỏ tình triệu chứng khó chịu ngay lập tức.
Ngạt mũi là triệu chứng nhiều người mắc phải khi thời tiết thay đổi hay tiếp xúc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, chất lượng không khí kém cộng với chế độ sinh hoạt thất thường. Nếu tình trạng nghẹt mũi xảy ra và tự khỏi trong vòng một tuần thì thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng nghẹt mũi 1 bên kéo dài thì có thể là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, lệch vách ngăn mũi,...
Theo bác sĩ chuyên khoa nếu bị viêm xoang, viêm mũi,... có biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ bệnh như sau:
Mũi bị nghẹt một bên lâu ngày cũng cảnh báo bệnh viêm mũi dị ứng, đây là bệnh thường gặp ở những người hay bị dị ứng, triệu chứng kèm theo như ngứa mũi, chảy nước mắt, hắt hơi kéo dài. Nghẹt mũi dị ứng thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc trong môi trường bụi.
Hệ thống xoang có lớp màng lót bên trong có tác dụng làm ẩm và lọc không khí khô và chứa nhiều bụi bẩn trước khi đi vào đường hô hấp. Vùng này dễ bị các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, virus và vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, tổn thương. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm xoang, viêm mũi, bệnh rất dễ điều trị nghẹt mũi. Nhưng có thể do môi trường ô nhiễm, sức đề kháng kém nên triệu chứng nghẹt mũi kéo dài hơn.
Ngoài ra, tình trạng nghẹt mũi một bên dai dẳng còn cảnh báo bạn đang mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư xoang mũi,… Trong trường hợp này, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.
Viêm xoang, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên thường bắt đầu do các yếu tố như nhiệt độ lạnh, phong, hàn tác động vào cơ thể. Khi khí lạnh xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng chức năng của phổi, kinh mạch không thông, gây tắc 1 bên mũi. Do đó nên duy trì thân nhiệt ở mức ổn định để hạn chế các triệu chứng xuất hiện hoặc tái phát.
Khi thời tiết lạnh, hãy giữ ấm cơ thể quanh cổ, tai và đầu. Trời nóng nên hạn chế uống nước đá, sử dụng điều hòa đúng cách để mũi không bị khô và nghẹt mũi. Uống nhiều nước để làm loãng chất dịch nhầy trong mũi hoặc xoang.
Xông hơi mũi với tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, sả, gừng,... Cách này làm ấm mũi họng và làm loãng chất nhầy, giảm nghẹt mũi. Ngoài ra, các loại tinh dầu thảo dược này rất tốt cho người bị viêm mũi, viêm xoang, kháng viêm, ngăn ngừa virus tấn công. Khi xông hơi nên dùng khăn trùm hết đầu để làm ấm mũi họng và tăng cường lưu thông máu.
Nếu tình trạng nghẹt mũi một bên kéo dài, cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng cách dùng nước muối sinh lý, sau đó dùng thuốc đặc trị như xịt mũi thảo dược. Đây là phương pháp thông mũi hiệu quả. Mũi và họng được thông nhau nên thường xuyên súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng rất tốt cho mũi và xoang làm giảm nghẹt mũi.
Chế độ ăn uống là một phần thiết yếu khi bạn bị ốm, bị cảm và ngạt mũi. Hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm rau củ quả chứa nhiều vitamin C như: Ớt chuông, bông cải xanh, trái cây nhiều vitamin C,... Ăn nhiều canh, súp, thức ăn có nước nóng, uống nhiều nước đặc biệt là nước ép cam, chanh để bổ sung thêm đủ vitamin và khoáng chất.
Không khí khô và cơ thể thiếu nước là nguyên nhân gây ra nghẹt mũi. Khi sử dụng điều hoà không khí sẽ rất khô khiến mũi và cổ họng của bạn khô gây nghẹt. Chính vì thế cần một máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ giúp giảm nghẹt mũi, nghẹt xoang và đau họng. Hít thở không khí ẩm có thể làm dịu các mô bị kích thích và các mạch máu sưng tấy trong mũi và xoang của bạn và cũng làm loãng chất nhầy trong xoang.
Thuốc xịt mũi là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để chữa nghẹt mũi, dị ứng mũi với các thành phần như Oxymetazoline, Rhinex,... Khi tiếp xúc với niêm mạc mũi, thuốc có tác dụng thông mũi, giảm sưng tấy các xoang cạnh mũi, giảm xoang, giảm tiết chất nhờn.
Ngoài thuốc xịt, trên thị trường cũng có thuốc thông mũi, mặc dù ít phổ biến hơn vì dùng lâu dài gây tác dụng phụ. Để sử dụng các loại thuốc này hiệu quả và tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Nếu dị ứng là nguyên nhân gây nghẹt mũi là do dị ứng thì cần dùng thuốc kháng histamin để kiểm soát dị ứng. Tuy nhiên không tự ý sử dụng mà chưa có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Một phương pháp điều trị nghẹt mũi phổ biến khác là chườm nóng lên sống mũi. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách nhanh chóng và thông tắc nghẽn, bạn có thể tự làm túi chườm bằng cách sử dụng khăn ấm. Trước khi đắp lên mũi, hãy nhớ kiểm tra xem khăn có còn nóng quá không. Nếu bị cảm hoặc sốt, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng kèm theo hương thơm thảo dược sẽ giúp hạ sốt và tất nhiên triệu chứng nghẹt mũi cũng sẽ thuyên giảm.
Trên đây là thông tin về nghẹt mũi 1 bên và nên làm gì khi gặp tình trạng này. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị trên mà tình trạng nghẹt mũi không thuyên giảm hoặc tái phát lại thì người bệnh cần nhanh chóng đi khám. Vì lúc này, tình trạng nhiễm trùng có thể đã trở nên nghiêm trọng, không còn đáp ứng với điều trị và có thể phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.