Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ung thư xoang: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi mắc phải ung thư xoang, bệnh nhân có thể sẽ có một số triệu chứng trên mặt, mũi, họng, tai trước tiên. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt nếu mắc bệnh để tránh sự di căn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Ung thư xoang là gì? 

Ung thư xoang là tình trạng tăng sinh quá mức của các tế bào ở các xoang. Các xoang vùng mặt bao gồm: Xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước và sau, xoang bướm.

Người ta chia làm các dạng ung thư xoang sau:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy;

  • Ung thư biểu mô tuyến;

  • Ung thư biểu mô nang dạng tuyến;

  • U nguyên bào thần kinh khứu giác;

  • Ung thư biểu mô không biệt hóa vùng mũi.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư xoang

Ung thư xoang có thể gây nên các triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi không hết ngay cả khi đã xì mũi;

  • Chảy máu mũi thường xuyên;

  • Mũi chảy mủ;

  • Chảy dịch từ mũi ngược vào phía sau mũi và họng;

  • Đau mũi;

  • Suy giảm khướu giác;

  • Sưng mặt;

  • Tê hoặc đau các phần trên mặt;

  • Có khối u trên mặt, vòm miệng hoặc bên trong mũi;

  • Lung lay, tê răng ở hàm trên;

  • Khó khăn khi há miệng;

  • Nổi hạch ở cổ;

  • Nhìn đôi;

  • Mất hoặc thay đổi thị lực;

  • Chảy nước mắt liên tục;

  • Sưng mắt;

  • Đau trên hoặc dưới mắt;

  • Đau hoặc áp lực ở 1 bên tai;

  • Mất thính lực;

  • Đau đầu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên cũng mắc ung thư xoang. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu này để kiểm tra và tái khám nếu vẫn không khỏi sau khi uống thuốc.

Tác động của ung thư xoang đối với sức khỏe 

Ngoài việc gây sưng đau các phần trên mặt, ung thư xoang gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến tai, mũi, họng, mắt ở bệnh nhân. Không chỉ làm chảy dịch, chảy mủ ở tai hay chảy nước mắt, ung thư xoang còn có thể gây mất thị lực, thính lực, khướu giác và tình trạng sẽ tệ hơn nữa nếu tế bào ung thư di căn đến các bộ phận lân cận.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ung thư xoang

Ung thư xoang có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân khi di căn đến các cơ quan khác, đặc biệt là nếu lan đến não.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến ung thư xoang

Sự thay đổi DNA của lớp tế bào bên trong xoang gây đột biến có thể do hít phải một số chất ở nơi làm việc hoặc gần nơi ở:

  • Bụi gỗ trong các xưởng mộc, xưởng cưa;

  • Bụi từ vải dệt, da;

  • Bột từ xưởng bánh, quán ăn…

  • Bụi niken và crom;

  • Khí mù tạt (mustard gas – một chất độc được sử dụng trong chiến tranh hóa học);

  • Nguyên tố phóng xạ Radium;

  • Keo;

  • Formaldehyde;

  • Dung môi hữu cơ.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư xoang?

  • Những người làm việc ở những nơi có bụi, ô nhiễm, các khí hóa học, chất phóng xạ…
  • Người hút thuốc lá.
  • Người đang điều trị một bệnh khác bằng bức xạ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư xoang

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Ung thư xoang, bao gồm:

  • Yếu tố môi trường.

  • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư xoang mũi, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy.

  • Nhiễm HPV cũng có thể là 1 yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư xoang.

  • Giới tính: Theo báo cáo cho thấy nam giới có tỷ lệ mắc ung thư xoang cao gấp đôi nữ giới.

  • Tuổi tác: Người từ 55 tuổi trở lên có khả năng mắc ung thư xoang nhiều hơn người trẻ tuổi.

  • Chủng tộc: Ung thư xoang thường gặp ở người da trắng hơn người da đen.

  • Đang điều trị u nguyên bào võng mạc bằng bức xạ.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư xoang

Bác sĩ sẽ hỏi sơ bộ về tiền sử bệnh của bạn, yếu tố nguy cơ và kiểm tra các dấu hiệu nghi ngờ ung thư xoang (có nơi nào trên mặt bị sưng, đau, tê hay không; có nổi hạch hay không...).

  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X quang, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), siêu âm.
  • Sinh thiết khối u.
  • Xét nghiệm PD – L1 xem có thể thực hiện liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân được không.
  • Xét nghiệm máu.

Phương pháp điều trị ung thư xoang hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở:

Điều trị đơn thuần bằng phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường hợp khối u còn nhỏ và chưa di căn.

Xạ trị:

Nên phối hợp phẫu thuật với xạ trị.

Hóa trị:

Thường dùng 5FU, bleomycin, methotrexate qua đường tĩnh mạch.

Điều trị hỗ trợ:

  • Giảm đau: Có thể sử dụng paracetamol, ibuprofen hoặc opioid nếu đau nặng hơn.

  • Nếu bị khó nuốt hay khó ăn sau khi xạ trị/hóa trị, có thể cần phải sử dụng ống truyền dinh dưỡng vào dạ dày.

  • Nếu bị hẹp hốc mũi sau khi điều trị bằng bức xạ, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối loãng lau nhẹ bên trong mũi.

  • Nếu bị phù bạch huyết sau khi xạ trị/hóa trị, có thể có ích khi xoa bóp hoặc dùng liệu pháp vật lý trị liệu.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư xoang

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

  • Bỏ thuốc lá vì hút thuốc trong quá trình điều trị có thể gây ra phản ứng kém với điều trị bằng bức xạ, giảm khả năng chịu đựng với hóa trị, vết thương khó lành và tăng nguy cơ tử vong.

  • Thường xuyên vận động, tập thể dục mỗi ngày.

  • Chú ý đến sức khỏe sau khi điều trị bằng bức xạ, nếu có các thay đổi về thính lực, giọng nói, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ và cá, ít thịt đỏ.

  • Nếu có tình trạng khó chịu, khó ăn sau khi xạ trị/hóa trị, có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu.

  • Tránh các thức ăn cay nồng, dầu mỡ hoặc quá cứng.

  • Giảm bớt lượng đường tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Phương pháp phòng ngừa ung thư xoang hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Đeo khẩu trang, dụng cụ bảo hộ khi làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, mạt cưa, bức xạ và các chất ô nhiễm khác.

  • Hạn chế hút thuốc và cai hẳn thuốc lá nếu có thể để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nasal-cancer--sinus-cancer
  2. https://www.cancer.org/
  3. https://www.nhs.uk/conditions/nasal-and-sinus-cancer/

Các bệnh liên quan

  1. Ung thư thực quản

  2. U sợi thần kinh

  3. Ung thư vòm họng giai đoạn III

  4. U nang tuyến tụy

  5. Ung thư đại tràng

  6. Ung thư dương vật

  7. U lympho

  8. Ung thư gan di căn

  9. Ung thư tế bào hắc tố

  10. Ung thư amidan