Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngộ độc nicotine: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng ngừa

Ngày 18/06/2022
Kích thước chữ

Trước đây, ngộ độc nicotine không phổ biến và thường liên quan đến việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, sự phổ biến của thuốc lá điện tử hoặc các sản phẩm có chứa nicotine đã dẫn đến ngộ độc nicotine.

Nicotine là một hóa chất gây nghiện được tìm thấy trong thuốc lá, thuốc lá điện tử,.... Những trường hợp ngộ độc nicotin có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Nguyên nhân gây ngộ độc nicotine

Nicotine là chất có trong thuốc lá tự nhiên và có tính chất gây nghiện, nếu như trước đây nicotine chỉ có trong thuốc lá, thuốc lào, xì gà thì hiện nay chất này đã có mặt ở nhiều dạng như thuốc lá điện tử, nicotine lỏng, miếng dán nicotine, thuốc hít, thuốc xịt, trong loại thuốc diệt côn trùng,... 

Ngộ độc nicotin thực chất là do hấp thụ quá nhiều nicotin. Nicotine có thể gây ngộ độc theo ba cách là nuốt nicotine, hít phải hoặc tiếp xúc qua da. Các sản phẩm nicotine lỏng và thuốc lá điện tử có khả năng gây nghiện nhiều hơn thuốc lá và xì gà. Ngoài ra, có thể do bạn nghĩ rằng thuốc lá điện tử an toàn hơn hút thuốc lá tự nhiên và sử dụng nhiều hơn nên gây nghiện. Điều này là do nicotine trong thuốc lá điện tử và nicotine dạng lỏng tinh khiết hơn.

Khi tiêu thụ 30 - 60 miligam nicotine có thể gây chết người đối với người lớn. Khi tiêu thụ với số lượng lớn và ở dạng tinh khiết nhất, nó có thể gây chết người. Người lớn không quen với nicotine và sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ ngộ độc cao hơn so với người lớn đã hút thuốc trước đó. 

Sử dụng nhiều hơn một sản phẩm có chứa nicotine cũng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc nicotine. Ngộ độc nicotin có thể xảy ra khi nicotin vào cơ thể hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Hơi từ thuốc lá điện tử có thể dính vào quần áo, thảm và các loại vải khác, điều này có thể dẫn tới ngộ độc.

Ngộ độc nicotine: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng ngừa 1 Nicotine xuất hiện trong thuốc lá, thuốc lá điện tử hay các sản phẩm chứa nicotine

Triệu chứng ngộ độc nicotine

Ngộ độc nicotin có thể xảy ra theo 2 giai đoạn. Trong 15 - 60 phút đầu tiên khi ngộ độc nicotine sẽ xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tác dụng kích thích của nicotine, bao gồm: Tiết nhiều nước bọt trong miệng, cảm thấy choáng váng, đau bụng, nôn ói, cảm giác khát nước, đau đầu, vã mồ hôi, ho, thở nhanh, huyết áp cao

Sau giai đoạn này cơ thể bắt đầu suy yếu. Tác dụng ức chế của nicotin kéo dài trong vài giờ và gây ra các triệu chứng huyết áp thấp, tim đập chậm, thở yếu, tiêu chảy, mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao,... Trường hợp nặng có thể co giật, khó thở, suy hô hấp, hôn mê hoặc tử vong nhưng rất hiếm.

Tiêu thụ bao nhiêu nicotine được gọi là quá liều?

Quá liều nicotin phụ thuộc vào các yếu tố như trọng lượng cơ thể và lượng nicotin. Nhiều nghiên cứu cho rằng liều lượng nicotin nguy hiểm cho người lớn là 50 - 60 mg, tức là khoảng 5 điếu thuốc lá hoặc 10 ml dung dịch nicotin. Một số nghiên cứu khác cho thấy chỉ cần 500 - 1.000mg nicotin thể giết chết một người trưởng thành. 

Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nicotine. Chỉ với một lượng nicotine trong một điếu thuốc đã đủ khiến trẻ bị bệnh. Nicotine ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách. Ngoài nguy cơ ngộ độc nicotine, nguy cơ chính liên quan đến việc tiêu thụ nicotine là tác dụng gây nghiện của nó. Nhiều người bỏ nicotine gặp phải các triệu chứng cai nghiện như lo lắng, thèm ăn, buồn bã, khó tập trung, cáu gắt,...

Ngộ độc nicotine: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng ngừa 2 Qúa liều nicotine phụ thuộc trọng lượng, sức khỏe cơ thể và liều lượng dung nạp vào cơ thể

Điều trị nicotine

Ngộ độc nicotin nên được điều trị tại bệnh viện. Việc điều trị phụ thuộc vào lượng nicotin dung nạp và các triệu chứng gặp phải Có thể dùng than hoạt tính để loại bỏ nicotin ra khỏi cơ thể. Nếu bệnh nhân Khó thở cần dùng máy thở để cung cấp oxy. 

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác, bao gồm cả thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng huyết áp thấp, nhịp tim không đều hoặc co giật,... Tiên lượng cho các trường hợp ngộ độc nicotin phụ thuộc vào lượng nicotin vào cơ thể và thời gian, tốc độ xử lý ngộ độc. Nếu được điều trị sớm và kịp thời, hầu hết những người bị ngộ độc đều hồi phục hoàn toàn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, ngộ độc nicotin nặng có thể gây tử vong.

Cần làm gì để giúp đỡ người bị ngộ độc nicotine

Khi những người xung quanh bị ngộ độc nicotin, điều đầu tiên bạn nên làm là đảm bảo người đó còn tỉnh táo. Nếu còn tỉnh, hãy nhanh chóng đưa họ đến bệnh viện để cấp cứu. Nếu không tỉnh táo, hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng để ngăn ngừa khả năng bị sặc khi nôn. 

Không ép buộc người bị ngộ độc cố gắng nôn ra ngoài. Bạn cũng không nên cho họ ăn bất kỳ thức ăn nào khác. 

Ngộ độc nicotin nên được điều trị như các trường hợp ngộ độc khác. Đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng ngộ độc. Tại bệnh viện, bạn có thể cung cấp thông tin người bệnh với bác sĩ để điều trị hiệu quả hơn.

Phòng ngừa ngộ độc nicotine

Ngộ độc nicotin gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn có những cách để giảm bớt độc tính: 

  • Bảo vệ làn da của bạn, đặc biệt khi sử dụng nicotin dạng lỏng. 
  • Vứt bỏ tất cả các sản phẩm nicotine đúng cách. 
  • Bảo quản đúng cách các sản phẩm nicotine. 
  • Luôn giữ các sản phẩm nicotine xa tầm tay của trẻ em. 
  • Nếu bạn muốn loại bỏ hoàn toàn tất cả các sản phẩm nicotine mà bạn sử dụng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Ngộ độc nicotine: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và phòng ngừa 3 Cách phòng ngừa tốt nhất là bỏ thuốc lá hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng nicotine

Trên đây là những thông tin về bạn nên biết về ngộ độc nicotine để có cách xử lý kịp thời cũng như phòng tránh. Đặc biệt là bảo vệ trẻ nhỏ trước khói thuốc hay sản phẩm chức nicotine. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhiều hơn một sản phẩm chức nicotine tại cùng một thời điểm.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.