Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium botulinum

Ngày 25/11/2022
Kích thước chữ

Vi khuẩn Clostridium botulinum là gì mà thường xuyên gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết cho bạn, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cho đến nay, một trong các tình trạng phổ biến và nguy hiểm nhất của ngộ độc thực phẩm phải kể đến ngộ độc độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum (C. botulinum). Ngộ độc độc tố botulinum có nguy cơ gây tử vọng cao, đặc biệt là khi không được xử trí kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nhiễm độc C.botulinum để cảnh giác hơn trước tình trạng này nhé! 

Vi khuẩn Clostridium botulinum là gì? 

Clostridium botulinum là loại vi khuẩn kỵ khí gram dương, tồn tại ở dạng bào tử hình que, có khả năng di chuyển và tạo ra độc tố trong môi trường yếm khí. 

Loại vi khuẩn này lần đầu được phân lập là vào năm 1985, sau một vụ bùng phát ngộ độc thực phẩm do sử dụng giăm bông nhiễm độc tố của C.botulinum. Nha bào C.botulinum thường xuất hiện nhiều trong cát, bụi, đất, phân động vật tươi hoặc đã ủ, đường tiêu hóa của động vật, ruột hải sản và cả nước biển.

Độc tố botulinum bao gồm 7 loại chính, lần lượt là type A, B, C, D, E ,F, G. Trong đó,type A và B là loại độc tố có khả năng gây bệnh cho người cao nhất (chiếm khoảng gần 99% các trường hợp ngộ độc). 

Những thực phẩm nào có chứa độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum

Ngộ độc Clostridium botulinum còn hay được gọi là ngộ độc thịt hộp thì loại vi khuẩn này thường sinh sôi trong sản phẩm đóng hộp như: thịt, sữa, thịt nguội, phô mai, xúc xích,...Vi khuẩn này có thể lây truyền qua các khâu sản xuất, đóng gói và vận chuyển, bảo quản. 

Nhà sản xuất của các loại đồ đóng hộp thường dùng nitric để ức chế sự phát triển của Clostridium botulinum. Tuy nhiên, nếu đồ hộp được sản xuất kém chất lượng, quá hạn hay bảo quản không đúng cách trong quá trình sử dụng cũng có thể gây ra ngộ độc. 

Ngoài ra, một số trích người hợp người bị ngộ độc botulinum thông qua các vết thương hở. Ví dụ như tiêm botox không phù hợp cũng có thể gây ra ngộ độc, tuy nhiên rất hiếm gặp. 

vi khuẩn clostridium botulinum 1

Vi khuẩn Clostridium botulinum thường có nhiều trong đồ hộp kém chất lượng

Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Clostridium botulinum 

Khi ăn phải thức ăn có sẵn độc tố botulinum hoặc nha bào C.botulinum, độc tố này sẽ không bị dạ dày và ruột phân hủy và sẽ hấp thu vào máu đi đến tế bào đích là các synap cholinergic thuộc hệ vận động ở thần kinh ngoại biên. Tại đây, độc tố botulinum sẽ cắt đứt các protein cần thiết trong quá trình kích hoạt thần kinh giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm gián đoạn tín hiệu dẫn truyền ở hệ thần kinh vận động, phó giao cảm và các hạch tự động. 

Biểu hiện nhiễm độc thường xuất hiện sau 12 - 36 giờ (nếu ăn phải thức ăn có sẵn độc tố) hoặc 3 - 10 ngày (nếu thức ăn có chứa nha bào C.botulinum). Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì độc tính càng cao, nguy cơ tử vong càng lớn. 

Dưới đây là một số triệu chứng nhiễm độc vi khuẩn Clostridium botulinum:

  • Trong giai đoạn đầu bệnh nhân có thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi và đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Khi độc tốc bắt đầu xâm nhập sâu hơn sẽ có các biểu hiện về rối loạn thần kinh như sụp mi, nhìn mờ, nhìn đôi, khó nói khó nuốt, phản ứng gân xương giảm hoặc mất hẳn. 
  • Bệnh nhân có thể bị liệt từ cấp độ nhẹ (mỏi cơ, khó để thực hiện được các động tác bình thường hay còn gọi là liệt mềm) cho đến liệt nặng, thường xảy ra khi độc tố lan rộng làm tê liệt các cơ nguy hiểm nhất là cơ hô hấp khiến đờm đặc không đẩy ra ngoài được và suy hô hấp, thậm chí tử vong. 
  • Khi một người nghi ngờ bị nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum, bác sĩ thường chẩn đoán chủ yếu trên lâm sàng và yếu tố dịch tễ để xử trí nhanh chóng. Khuyến cáo điều trị ngộ độc độc tố botulinum dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ và theo sát tình trạng hô hấp của người bệnh. Nếu cần thiết, phải đánh giá mức độ phản xạ yết hầu và ho, kiểm soát tiết dịch họng thanh quản để có biện pháp điều trị phù hợp. 

vi khuẩn clostridium botulinum 2

Ngộ độc C.botulinum có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm

Cách phòng ngừa ngộ độc 

Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm do độc tố C.botulinum, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Luôn chọn dùng các sản phẩm đồ hộp uy tín, chất lượng, có thương hiệu nhãn mác rõ ràng. 
  • Không chỉ dụng các loại đồ đóng hộp nếu quan sát thấy dấu hiệu hộp phồng lên hay đã quá hạn sử dụng. 
  • Hãy quản quản thực phẩm theo yêu cầu từ nhà sản xuất, ví dụ như một loại thức ăn đóng gói sẵn cần bảo quản ngăn đông để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội phát triển và sản sinh độc tố. 
  • Thận trọng với tất cả các loại thực phẩm có mùi vị và màu sắc bất thường. 
  • Tốt nhất nên ăn thực phẩm chế biến trong ngày và ưu tiên ăn thực phẩm mới chế biến, hạn chế ăn các loại đồ đóng hộp. 

Mẹo bảo quản thực phẩm bạn cần biết 

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bảo quản thực phẩm tốt hơn, hạn chế nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn C.botulinum: 

  • Bảo quản thức ăn sống ở nhiệt độ dưới 5 độ C cho đến lúc cần dùng. 
  • Thịt nên được hút chân không hoặc bảo quản ở ngăn đông lạnh. 
  • Rã đông thịt ngay trước khi nấu. 
  • Khi đã rã đông bạn cần dùng hết thực phẩm đó, không cấp đông lại. 
  • Thực phẩm khi đã nấu chín thì nên bảo quản trong nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 57oC. 
  • Rửa các dụng cụ sơ chế thịt sống bao gồm dao, thớt,...bằng xà phòng và nước ấm sau khi sử dụng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết về vi khuẩn clostridium botulinum và tình trạng ngộ độc do độc tố mà vi khuẩn này tiết ra. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc botulinum, hãy chăm chút cho chế độ ăn uống mình sao cho hợp vệ sinh và an toàn bạn nhé! 

Quỳnh Vi 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin