Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người bệnh sốt xuất huyết ăn bún được không?

Ngày 27/01/2025
Kích thước chữ

Dịch sốt xuất huyết gây ra các triệu chứng khó chịu và suy giảm sức khỏe trầm trọng. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều người thắc mắc liệu những món ăn phổ biến như bún có phù hợp hay không. Sốt xuất huyết ăn bún được không?

Sốt xuất huyết ăn bún được không? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Sốt xuất huyết không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, việc chọn đúng thực phẩm để hỗ trợ quá trình hồi phục là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu liệu người bị sốt xuất huyết có thể ăn bún hay không, cũng như những lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.

Người bệnh sốt xuất huyết ăn bún được không?

Sốt xuất huyết ăn bún được không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Người bệnh sốt xuất huyết có thể ăn bún, nhưng cần chú ý một số yếu tố để đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ quá trình hồi phục. Bún là món ăn mềm, dễ tiêu và có thể giúp người bệnh dễ ăn hơn khi cơ thể mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên, việc ăn bún có phù hợp hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân. Ăn bún khi bị sốt có một số lợi ích như:

  • Cung cấp năng lượng: Bún làm từ gạo, chứa nhiều carbohydrate giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng, hỗ trợ cơ thể trong quá trình hồi phục.
  • Dễ kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng: Bún có thể ăn cùng thịt nạc, rau xanh để bổ sung sắt và vitamin, giúp cải thiện sức khỏe.
  • Dễ tiêu hóa: So với các thực phẩm nhiều dầu mỡ, bún mềm và dễ tiêu hơn, phù hợp cho người bệnh có hệ tiêu hóa yếu.
Người bệnh sốt xuất huyết ăn bún được không? 1
Bún là món giúp người bệnh dễ ăn hơn khi cơ thể mệt mỏi

Lưu ý khi người bệnh sốt xuất huyết ăn bún

Mặc dù bún là loại thực phẩm dễ ăn tuy nhiên để trả lời vấn đề sốt xuất huyết ăn bún được không, bạn nên tham khảo lưu ý sau:

  • Tránh ăn nếu gặp vấn đề tiêu hóa: Do bún làm từ bột gạo ngâm lâu, tinh bột trong bún có thể lên men, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Người bị viêm dạ dày hoặc có hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế ăn bún.
  • Chọn bún tươi, không hóa chất bảo quản: Tránh bún có màu trắng sáng vì có thể chứa hàn the hoặc hóa chất.
  • Kết hợp với một số loại thực phẩm: Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn bún tươi, kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, rau xanh, nước dùng để cân bằng dinh dưỡng. Nếu sau khi ăn bún thấy khó tiêu hoặc cảm thấy không khỏe, nên dừng ăn và thay thế bằng các món khác như cháo, súp để dễ tiêu hóa hơn.
Người bệnh sốt xuất huyết ăn bún được không? 2
Ăn bún kèm các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng

Thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết nên dùng

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, cơ thể thường thay đổi vị giác, đặc biệt là khi sốt cao, miệng có cảm giác đắng chát khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Bên cạnh việc sốt xuất huyết ăn bún được không, dưới đây là các loại thực phẩm và chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị để hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Ưu tiên các món lỏng, dễ tiêu: Cháo ngũ cốc giúp bổ sung năng lượng, trong đó một số loại cháo chứa chất xơ vừa dễ tiêu hóa vừa cung cấp vitamin và khoáng chất, các món hầm bổ sung protein và dưỡng chất.
  • Bổ sung nước và điện giải: Uống nhiều nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội. Bạn cũng có thể pha oresol đúng liều lượng để uống giúp bù điện giải. Ngoài ra, sử dụng sữa để bổ sung nước và tăng cường năng lượng.
  • Sử dụng nước ép trái cây và rau củ: Nước ép cam giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nước ép ổi và đu đủ bổ sung vitamin A, C và các enzym cần thiết cho hồi phục. Nước ép trái cây tự nhiên không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp người bệnh dễ uống hơn.
Người bệnh sốt xuất huyết ăn bún được không? 3
Cháo cũng là thực phẩm phù hợp cho người bệnh sốt xuất huyết

Các thực phẩm cần tránh khi mắc sốt xuất huyết

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ quá trình hồi phục, người bệnh sốt xuất huyết cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống sau để không làm tình trạng bệnh nặng hơn:

  • Hạn chế thực phẩm có màu đỏ đậm: Các loại thực phẩm như củ dền, thanh long đỏ, rau dền đỏ, gấc không gây hại sức khỏe nhưng có thể làm khó khăn trong việc chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa.
  • Không sử dụng gia vị cay nóng: Hành, tỏi, tiêu, ớt, mù tạt có thể gây kích ứng dạ dày.
  • Tránh đồ uống có ga và đồ uống có cồn: Người bệnh nên tránh đồ uống có cồn vì có thể ảnh hưởng đến đông máu. Nước có ga không gây chảy máu nhưng có thể gây đầy hơi, nên hạn chế nếu thấy khó chịu.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, không phù hợp với hệ tiêu hóa yếu của người bệnh.
  • Tránh thức ăn cứng: Các loại thực phẩm quá cứng có thể làm người bệnh khó nhai nuốt, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đang yếu.

Việc tuân thủ những lưu ý này sẽ giúp người bệnh hạn chế các biến chứng nguy hiểm và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Người bệnh sốt xuất huyết ăn bún được không? 4
Người đang bị sốt xuất huyết không nên uống nước có ga

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục. Với câu hỏi "Sốt xuất huyết ăn bún được không?", câu trả lời phụ thuộc vào cách chế biến, tình trạng sức khỏe của người bệnh và sự kết hợp các món ăn khác trong khẩu phần. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết, giúp bạn tránh các thực phẩm nên sử dụng và nên tránh để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin