Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị bệnh sởi kiêng gì và cần làm những gì?

Ngày 30/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh sởi là nguyên nhân gây ra nhiều cái chết mỗi năm cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam, việc tiêm phòng sởi đã được phổ cập rộng rãi, làm giảm đáng kể biến chứng sởi. Đối với các bệnh nhân nhiễm sởi cần biết bệnh sởi kiêng gì và nên làm gì để nhanh khỏi bệnh và hạn chế các biến chứng trầm trọng hơn.

Bệnh sởi có nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần biết bệnh sởi kiêng gì để hạn chế biến chứng trở nặng. Do đó, Nhà Thuốc Long Châu sẽ làm rõ thắc mắc này cho bạn và giúp bạn biết nên làm những gì khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một loại bệnh do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và trở thành dịch. Bệnh sởi đặc biệt nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết cho hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi.

Thời điểm bệnh xuất hiện thường vào mùa xuân, mùa đông và các thời điểm giao mùa khác. Bệnh sởi nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với trẻ nhỏ như viêm tai giữa, tiêu chảy, phát ban, viêm loét giác mạc, viêm não,...

Người bị bệnh sởi kiêng gì và cần làm những gì 1Sởi là một loại bệnh dễ lây nhiễm, gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Cần làm gì khi bị bệnh sởi?

Những người có sức đề kháng kém và chưa từng được tiêm phòng sởi rất dễ bị virus sởi tấn công. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc sởi thường chán ăn, mệt mỏi và buồn nôn. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng khoa học là một cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất.

Bởi vì bệnh sởi chưa có cách điều trị, việc phòng tránh và tăng cường sức đề kháng là vô cùng quan trọng. Khi gặp các triệu chứng bị sởi, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn bao gồm: Chất béo, đường bột, đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm, bệnh sởi kiêng gì thì cũng cần tránh.
  • Đối với trẻ đang bú sữa mẹ: Cần tăng cường lượng sữa, người mẹ cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để con mau khỏe và tăng cường sức khỏe bản thân.
  • Người mắc bệnh hạn chế tụ tập nơi đông người, luôn có ý thức vệ sinh sạch sẽ, đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
  • Vệ sinh cá nhân nhưng cũng cần cẩn thận để tránh bị lở loét, viêm da bội nhiễm,...
  • Bổ sung đủ nước, bù khoáng: Có thể dùng Orezol và nước trái cây uống hằng ngày.
Người bị bệnh sởi kiêng gì và cần làm những gì 2Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cách phòng ngừa và hồi phục cơ thể hiệu quả nhất

Giai đoạn khởi phát sởi

Giai đoạn khởi phát sởi sẽ diễn ra từ 3 đến 4 ngày sau giai đoạn nung bệnh (từ 8 đến 11 ngày). Biểu hiện của người bệnh trong giai đoạn này bao gồm: Sốt nhẹ cho đến sốt cao, viêm và xuất dịch tiết mũi, họng và mắt, xuất hiện hạch nội ban và sưng hạch bạch huyết.

Giai đoạn toàn phát sởi

Thời gian mọc ban kéo dài từ 4 đến 6 ngày. Trên da xuất hiện các nốt ban hơi gồ mọc rải rác hoặc dính cụm. Nốt ban xuất hiện lần đầu ở sau tai sau đó lan lên mặt. Ngày thứ hai và thứ ba, ban lan đến ngực, tay rồi lan đến lưng và chân. Ban lan càng rộng, bệnh nhân càng sốt cao hơn. Cho đến khi ban lan đến chân sẽ giảm sốt và nốt ban sẽ giảm dần theo thứ tự xuất hiện.

Ban không chỉ xuất hiện ngoài da mà còn xuất hiện ở bên trong niêm mạc. Ở đường tiêu hóa, người bệnh sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy và dễ bị nhiễm trùng. Ban lan vào niêm mạc đường hô hấp sẽ khiến bệnh nhân bị ho và viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai,...

Người bị bệnh sởi kiêng gì và cần làm những gì 3Trẻ dễ bị viêm phế quản trong giai đoạn toàn phát sởi

Người bệnh cần bổ sung vitamin A để tăng kháng thể kháng sởi. Hàm lượng vitamin A theo từng độ tuổi sẽ có sự khác biệt. Đối với trẻ dưới 6 tháng cần bổ sung 50.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày, duy trì liên tục 2 ngày liên tiếp. Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi cần uống 100.000 đơn vị vitamin A/ngày trong 2 ngày liên tiếp. Trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn bổ sung 200.000 đơn vị vitamin mỗi ngày, liên tục trong 2 ngày. Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung hàm lượng vitamin A theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài vitamin A, kẽm và vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó, kẽm giúp vết thương nhanh lành, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào cơ thể, duy trì quá trình hoạt động của nhiều cơ quan.

Vitamin C giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và chống lại vi sinh vật gây bệnh. Bệnh nhân sẽ mau khỏi bệnh hơn khi được bổ sung đầy đủ vitamin C.

Giai đoạn biến chứng sởi

Một số biến chứng nặng của sởi bao gồm viêm tai, tiêu chảy, loét giác mạc, viêm não và suy hô hấp. Nếu cơ thể có dấu hiệu của các triệu chứng trên, bạn cần phải đến ngay trung tâm y tế để điều trị kịp thời.

Trong bất kì giai đoạn nào, việc đảm bảo dinh dưỡng rất quan trọng. Người bệnh ở giai đoạn biến chứng sởi có thể bị chán ăn, buồn nôn dẫn đến suy dinh dưỡng. Bệnh nhân lúc này có thể được truyền dịch nếu như không thể ăn.

Người bị bệnh sởi kiêng gì và cần làm những gì 4Bệnh nhân giai đoạn biến chứng sởi có thể phải truyền dinh dưỡng nếu như không thể ăn uống

Giai đoạn sau khi khỏi bệnh

Người bệnh cần được tăng cường dinh dưỡng trong ít nhất 2 tuần tiếp theo. Điều này sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và bù dinh dưỡng đã bị mất trong khi bị bệnh.

Bệnh sởi kiêng gì?

Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, người mắc bệnh sởi cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau đây:

  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, kém vệ sinh: Hệ tiêu hóa của người mắc bệnh sởi suy giảm dẫn đến khó tiêu. Ngoài ra, đồ ăn kém vệ sinh có thể gây viêm ruột, làm cơ thể suy dinh dưỡng và mất nước.
  • Đồ ăn cay, nóng: Các vết loét trở nên trầm trọng và lâu lành hơn nếu ăn nhiều đồ ăn cay nóng.
  • Thực phẩm mà bệnh nhân bị dị ứng: Người mắc bệnh sởi vẫn gặp tình trạng dị ứng thực phẩm, khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Thực phẩm tanh và chua: Các món ăn tanh chua có thể làm hệ tiêu hóa của người bệnh dễ nhiễm khuẩn hơn.

Biện pháp phòng tránh bệnh sởi

Biện pháp phòng tránh bệnh sởi hiệu quả và an toàn nhất là tiêm ngừa vắc xin sởi. Trẻ sẽ được tiêm phòng sởi hai lần khi được 9 và 18 tháng tuổi. Lần tiêm sởi đầu tiên, trẻ có thể miễn dịch sởi đến 80 đến 85%. Ở lần tiêm thứ hai, khả năng kháng virus sởi lên đến 95%, trẻ sau đó có thể miễn dịch sởi đến suốt đời.

Người bị bệnh sởi kiêng gì và cần làm những gì 5Tiêm ngừa là cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả và an toàn nhất

Ngoài ra, người đã từng mắc bệnh sởi sẽ không bị nhiễm bệnh lại lần nữa. Bởi vì trong cơ thể họ đã có kháng thể kháng virus sởi, khiến cho virus không thể gây bệnh.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin bệnh sởi kiêng gì và cần làm gì khi bị bệnh sởi. Nếu nghi ngờ mắc bệnh sởi, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và theo dõi. Đặc biệt, tiêm phòng sởi là biện pháp hữu hiệu để không bị mắc bệnh. Do đó, bạn cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để hạn chế tối đa các biến chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

Uyên Trương

Nguồn tham khảo: Benhnhietdoi.vn, Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin