Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng, bác sĩ luôn tận tâm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, bác sĩ đang giữ vai trò bác sĩ Trưởng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan B gây ra, loại virus này có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Dù có cùng cách thức truyền bệnh với virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV. Để hạn chế sự lây nhiễm của virus viêm gan B, cần ưu tiên phòng bệnh, trong đó tiêm vắc xin chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Công dụng của vacxin viêm gan B và liều lượng tiêm đối với từng nhóm đối tượng như thế nào? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.
Vacxin viêm gan B là một loại vacxin giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B và các hậu quả của bệnh ung thư gan, xơ gan. Vacxin phòng viêm gan B được khuyến cáo nên tiêm cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B. Việc tiêm chủng rộng vacxin phòng viêm gan B sẽ giúp kiểm soát bệnh viêm gan B và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan D do viêm gan D sẽ không xảy ra nếu không bị viêm gan B.
Tuy nhiên cần lưu ý, việc tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm gan B sẽ không phòng được bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, viêm gan C.
Vacxin viêm gan B là một loại vacxin giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B
Ở Việt Nam, một mũi vacxin phòng viêm gan B sẽ được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu tiên.
Đối với trường hợp mẹ không nhiễm virus viêm gan B:
Trong trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B: Trong giai đoạn mang thai, virus viêm gan B rất hiếm lây từ mẹ sang con. Sự lây nhiễm này thường xảy ra trong quá trình sinh nở, do đó, nếu mẹ bị viêm gan B, cần tiêm vacxin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh, nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm. Nếu tiêm càng trễ, hiệu lực tiêm vacxin càng giảm.
Trình tự tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ khi mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác độ:
Lưu ý rằng do tiêm vacxin viêm gan B không tạo ra miễn dịch suốt đời vì lượng kháng sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 5 năm cần cho trẻ thực hiện xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B. Nếu kháng thể HBsAb <10mlUI/ml thì cần tiêm lại vacxin để đảm bảo hiệu quả phòng nhiễm bệnh.
Thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm: Cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti HBs để xác định cơ thể bị nhiễm bệnh hay chưa. Nếu kết quả HBsAg này dương tính, nghĩa là bạn đã bị nhiễm viêm gan B, khi đó việc tiêm ngừa không còn hiệu quả nữa. Nếu kết quả anti HBs dương tính thì có thể bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó thì bạn không cần tiêm vacxin nữa. Còn nếu kết quả cho ra âm tính thì có thể bạn chưa mắc bệnh và cần tiêm vacxin để phòng bệnh.
Phác đồ tiêm có thể chọn 1 trong 2 phác đồ:
Liều sơ sinh sẽ được tiêm trong 24 giờ đầu tiên sau khi trẻ vừa được sinh ra
Những người bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính không nên tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên đối với trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì không chống chỉ định tiêm vacxin. Vì thời gian ủ bệnh của viêm gan B tương đối dài nên có thể bệnh nhân bị nhiễm virus trước khi tiêm phòng. Do đó, vacxin không có hiệu lực ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B trong trường hợp này. Sự đáp ứng miễn dịch vacxin viêm gan B phụ thuộc vào độ tuổi, có bị béo phì, đái tháo đường hay không, thói quen hút thuốc lá, người bị nhiễm HIV/AIDS. Đối với trường hợp đáp ứng miễn dịch yếu hơn thì nên cân nhắc tiêm thêm liều bổ sung.
Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú thì không nên tiêm vacxin viêm gan B. Tuy nhiên, những phụ nữ có thai mà có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B có thể cân nhắc tiêm. Vacxin không chống chỉ định tiêm cho phụ nữ cho con bú.
Những người bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính không nên tiêm vacxin viêm gan B
Bài viết trên giúp bạn có thêm nhiều thông tin về việc tiêm phòng viêm gan B. Bên cạnh việc tiêm vacxin, người bệnh nên thực hiện các phương pháp phòng bệnh đi kèm để tăng cường hiệu quả phòng bệnh như ăn uống khoa học, lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao,...
Xem thêm các loại vắc xin viêm gan B:
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Bác sĩPĂNG TING K'LiNa
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng, bác sĩ luôn tận tâm trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, bác sĩ đang giữ vai trò bác sĩ Trưởng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.