Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Người bị suy giảm miễn dịch có nên tiêm vắc xin không đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan của nhiều người. Hiểu được điều này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải đáp vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé!
Tiêm chủng được xem là một trong những biện pháp hiệu quả nhất nhằm kích thích cơ thể tạo nên hệ miễn dịch bền vững bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vắc xin khi được đưa vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêm. Do vậy, nhiều người thắc mắc rằng “Người bị suy giảm miễn dịch có nên tiêm vắc xin không?”. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Suy giảm miễn dịch là tình trạng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm và không có khả năng chống lại nhiễm trùng cũng như các tác nhân gây bệnh. Suy giảm miễn dịch gồm có 2 dạng, bao gồm:
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết suy giảm hệ miễn dịch có thể kể đến như:
Tình trạng suy giảm miễn dịch xảy ra khiến cho cơ thể không có khả năng tạo ra kháng thể. Do đó, cơ thể gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể từ môi trường bên ngoài hoặc sự nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus gây ra.
Một số loại nhiễm trùng thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm trùng đường tiêu hoá, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da…
Thực tế, tình trạng nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chẳng hạn như ở não bộ, phổi, da, cổ họng, tai, tuỷ sống, đường ruột, đường tiết niệu… Đồng thời, nó có thể diễn ra liên tục, tái phát lại nhiều lần, khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh.
Người bị suy giảm hệ miễn dịch cần tiêu hao năng lượng một cách liên tục nhằm chống chọi lại với tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bị suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng do các vấn đề bất thường ở đường tiêu hoá, từ đó có thể dẫn đến tình trạng sụt cân cũng như tăng trưởng không đầy đủ, nhất là ở trẻ em.
Một số triệu chứng khác giúp nhận biết suy giảm hệ miễn dịch, bao gồm:
Hệ miễn dịch của người trưởng thành có thể bị tổn thương và bị suy yếu theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như:
Nguy cơ phát triển của tình trạng suy giảm miễn dịch từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ ức chế miễn dịch của từng bệnh nhân.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể làm suy giảm miễn dịch. Chẳng hạn như các loại thuốc sinh học sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý tương tự. Những loại thuốc này có thể góp phần gây suy giảm hệ miễn dịch do chúng được bào chế nhằm ngăn chặn hệ thống miễn dịch của chính bản thân người bệnh không tiếp tục tấn công lại cơ thể.
Người bị suy giảm miễn dịch rất dễ mắc phải các bệnh lý thông thường do hệ thống miễn dịch không có đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh đó. Vậy người suy giảm miễn dịch có nên tiêm phòng vắc xin không?
Người bị suy giảm miễn dịch có nên tiêm phòng vắc xin không? Đây là một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp ngay sau đây.
Theo đó, việc tiêm chủng là cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải loại vắc xin nào cũng được khuyến cáo sử dụng cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Hiện nay, vắc xin được chia thành 2 loại chính là vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực. Bác sĩ sẽ phải cân nhắc trước khi cho người bị suy giảm miễn dịch tiêm các loại vắc xin này.
Vắc xin bất hoạt là loại vắc xin không chứa vi khuẩn hay virus gây bệnh nên có thể xem là an toàn đối với người bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ không có khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch với vắc xin, điều này làm cho vắc xin không phát huy hết được tác dụng.
Vậy suy giảm miễn dịch có nên tiêm phòng vắc xin bất hoạt không? Theo các chuyên gia, người bị suy giảm hệ miễn dịch cần đảm bảo được tiêm vắc xin bất hoạt trước khi tiến hành điều trị gây ức chế miễn dịch ít nhất là 2 tuần.
Các loại vắc xin trong nhóm vắc xin bất hoạt gồm có:
Vắc xin sống giảm độc lực là loại vắc xin có chứa vi khuẩn hoặc virus gây bệnh nhưng đã được làm suy giảm độc lực của chúng. Vậy người suy giảm miễn dịch có nên tiêm phòng vắc xin sống giảm độc lực không? Câu trả lời là không, bởi loại vắc xin này có khả năng gây bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, trước khi điều trị ức chế miễn dịch thì cần đảm bảo thời gian sử dụng vắc xin sống giảm độc lực tối thiểu là từ 4 - 6 tuần.
Các loại vắc xin sống giảm độc lực gồm có:
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề “Người bị suy giảm miễn dịch có nên tiêm phòng vắc xin không?”. Câu trả lời là có thể, tuy nhiên, người bị suy giảm miễn dịch cần phải được bác sĩ thăm khám và cân nhắc xem có nên tiêm phòng hay không để đảm bảo an toàn cho họ cũng như hiệu quả của vắc xin. Quyết định tiêm chủng phải được đưa ra bởi bác sĩ, dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và loại bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.
Tiêm vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa các bệnh lý truyền nhiễm. Tại đây Long Châu luôn cung cấp các loại vaccine chất lượng cao, được tư vấn và theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Với quy trình tiêm chủng an toàn, môi trường vô khuẩn và dịch vụ chăm sóc tận tâm, Long Châu giúp khách hàng yên tâm bảo vệ sức khỏe. Đừng để hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh, hãy chủ động phòng ngừa ngay hôm nay! Gọi 1800 6928 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch tiêm phòng sớm nhất!
Xem thêm:
Bác sĩLê Thị Quyên
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.