Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Bảo Hân
Mặc định
Lớn hơn
Nếu bạn hay người thân có nhiều sự băn khoăn về bệnh vảy phấn hồng này, bị vảy phấn hồng nên kiêng gì để giảm triệu chứng và sớm hồi phục thì hãy tham khảo những thông tin ở bài viết bên dưới nhé!
Vảy phấn hồng là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam, có triệu chứng đặc trưng là những đốm hồng có hình bầu dục hay hình tròn. Bệnh vảy phấn hồng ít nhiều gây khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bị mắc phải. Nhiều người bệnh mắc phải bệnh vảy phấn hồng cũng không khỏi thắc mắc nên ăn gì để mau khỏi? Bị vảy phấn hồng nên kiêng gì?
Vảy phấn hồng là một dạng của bệnh vảy nến, thuộc nhóm tự miễn, thường xuất hiện bằng mảng lớn, hình dạng đốm tròn hoặc bầu dục, kích thước từ 2,5 đến 5cm cùng những vảy nến lấm tấm xung quanh. Những vùng da dễ xuất hiện là vùng da ngực, bụng hoặc lưng.
Các triệu chứng của vảy phấn hồng thường phát triển theo giai đoạn:
Vảy nến phấn hồng không gây đau. Tuy nhiên, nó mang lại cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu, việc gãi ngứa các mảng này có thể làm tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng và gây đau.
Màu sắc của các mảng bám tuỳ thuộc vào sắc tố da. Ở người da sáng, các mảng thường có màu đỏ hồng. Ở người da sẫm màu, các mảng có thể có màu xám, nâu sẫm hoặc đen. Các mảng bám thường kéo dài từ 2 đến 12 tuần, sau đó sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo.
Nguyên nhân của vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được xác định. Một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy phát ban có thể do nhiễm trùng một số chủng virus herpes, nhưng không phải chủng gây ra vết loét lạnh hoặc mụn rộp sinh dục.
Thông thường bệnh vảy phấn hồng sẽ trở nên tốt hơn mà không cần điều trị trong vòng 12 tuần. Việc điều trị thường sẽ cần đối với trường hợp các mảng bám gây ngứa, khó chịu. Hoặc đối tượng mắc vảy phấn hồng là phụ nữ mang thai. Vì nhóm đối tượng này có nguy cơ biến chứng cao hơn, nếu bị phát ban trong 15 tuần đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ sảy thai.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Vảy phấn hồng không phải bệnh truyền nhiễm và không thể lây thông qua các tiếp xúc vật lý. Vậy bị vảy phấn hồng nên kiêng gì để mau sớm hồi phục?
Bên cạnh các thực phẩm tốt nên ăn để hỗ trợ điều trị vảy phấn hồng như thực phẩm giàu omega -3, beta-carotene, súp lơ xanh, hải sản như ngao, sò,... thì bị vảy phấn hồng nên kiêng gì? Để nhanh chóng hồi phục, cần kiêng các thực phẩm sau:
Ngoài việc người bị vảy phấn hồng nên kiêng gì thì cũng cần lưu ý những điều sau:
Mong rằng những thông tin trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về bệnh lý vảy phấn hồng và giải đáp phần nào về câu hỏi người bị vảy phấn hồng nên kiêng gì. Một chế độ sinh hoạt ăn uống, lối sống lành mạnh cũng góp phần trong việc điều trị bệnh lý hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.