Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nói đến việc chạy thận nhân tạo, một câu hỏi thường gặp là trong thời gian điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo thì liệu những người chạy thận có đi tiểu không. Điều này thực sự phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người và phương pháp lọc máu được sử dụng.
Trong quá trình điều trị bằng chạy thận nhân tạo, có nhiều thắc mắc xoay quanh việc liệu người chạy thận có đi tiểu không. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang tìm hiểu về quy trình điều trị này hoặc chuẩn bị trải qua nó. Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn rõ ràng hơn về câu hỏi này nhé.
Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể, trong đó máu của người bệnh được dẫn ra ngoài qua một hệ thống tuần hoàn được thiết lập trước đó. Máu sẽ được lọc qua bộ lọc của máy chạy thận để loại bỏ các chất cặn và nước thừa từ quá trình chuyển hóa, sau đó máu sạch sẽ được trả lại vào cơ thể.
Quá trình chạy thận nhân tạo dựa trên các cơ chế sau:
Để tối ưu hiệu suất lọc, trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu và dịch lọc thường được chạy ngược chiều nhau, giúp giảm sự cân bằng nồng độ và nâng cao hiệu quả lọc.
Bệnh nhân mắc suy thận mạn tính giai đoạn 5, hay còn gọi là giai đoạn cuối, thường được chỉ định chạy thận. Trong giai đoạn này, mức lọc cầu thận đã giảm xuống mức rất thấp, thường dưới 15 ml/ph/1,73 m2, gần như mất hoàn toàn chức năng. Các chất độc của quá trình chuyển hóa sẽ tích tụ trong cơ thể, và bệnh nhân cần phải được điều trị thay thế thận để duy trì sự sống. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, việc chạy thận nhân tạo thường được chỉ định sớm hơn.
Ngoài ra, chạy thận nhân tạo còn được sử dụng trong điều trị suy thận cấp và lọc máu khi ngộ độc hoặc quá liều thuốc. Đây là một biện pháp quan trọng để hỗ trợ chức năng thận và duy trì sức khỏe cho những người mắc các bệnh lý thận nghiêm trọng.
Nếu bạn đang thắc mắc “người chạy thận có đi tiểu không” thì câu trả lời là trừ khi thận của bạn ngừng hoạt động hoàn toàn và độ lọc cầu thận (eGFR) giảm xuống mức 0 tuyệt đối, bạn vẫn có thể tạo ra nước tiểu sau khi bắt đầu quá trình lọc máu. Điều này được gọi là chức năng thận còn sót lại. Nói một cách đơn giản, điều đó có nghĩa bạn vẫn còn chức năng thận, mặc dù chức năng đó có thể chỉ là một phần rất nhỏ so với chức năng thận bình thường.
Các yếu tố quyết định liệu người chạy thận có thể duy trì khả năng tạo ra nước tiểu hay không bao gồm:
Dù có vẻ không đáng kể nhưng chức năng thận còn lại là một vấn đề lớn và việc duy trì khả năng bài tiết nước tiểu là mục tiêu hàng đầu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Chức năng thận còn lại có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối khi lọc máu, bao gồm cả mối liên quan với khả năng sống sót của bệnh nhân tốt hơn và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe. Dưới đây là một số lý do tại sao việc bảo tồn chức năng thận còn lại sau khi bắt đầu chạy thận có thể tạo ra sự khác biệt lớn:
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu biết rằng một số biện pháp can thiệp nhất định có thể giúp bảo tồn chức năng thận còn lại tốt hơn và lâu hơn. Điều này có thể mang lại tuổi thọ dài hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Một số biện pháp bạn có thể tham khảo như sau:
Nếu bạn tiếp tục sản xuất nước tiểu sau khi bắt đầu lọc máu, đó là dấu hiệu cho thấy có chức năng thận còn sót lại. Điều này có nghĩa là thận của bạn vẫn hoạt động ở một mức độ nào đó.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc “Người chạy thận có đi tiểu không?” cũng như những điều cần biết về chức năng thận. Bạn có thể bảo tồn chức năng thận của mình bằng cách kiểm soát huyết áp, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kiểm soát các bệnh tim mạch.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.