Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người già ngủ nhiều có sao không? Người lớn tuổi ngủ bao lâu là đủ?

Ngày 21/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có nhiều đặc điểm về sức khỏe ở người lớn tuổi mà chúng ta cần chú ý, một trong số đó là tình trạng ngủ quá nhiều. Liệu người già ngủ nhiều có sao không? Có phải là dấu hiệu của căn bệnh gì nguy hiểm không? Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về giấc ngủ tốt cho người già trong bài viết này.

Do nhiều nguyên nhân như cuộc sống căng thẳng, mất cân bằng sinh hoạt khiến người lớn tuổi bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ. Đâu là nguyên nhân khiến cho người già ngủ nhiều và điều này có an toàn hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về giấc ngủ của người già.

Người già ngủ nhiều có tốt không?

Nhiều người cho rằng hiện tượng mệt mỏi vào ban ngày là điều bình thường khi già đi. Trên thực tế, điều này hoàn toàn không phải như thế. Có khoảng 20% người lớn tuổi có cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn về sức khỏe chứ không chỉ đơn thuần là do tuổi tác.

Vậy người già ngủ nhiều là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh về tim mạch hoặc suy giảm nhận thức. Vì thế, trong trường hợp bạn nhận thấy người lớn tuổi trong gia đình ngủ ngon hơn vào ban ngày và thức nhiều vào ban đêm, bạn cần xác định các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Rất có thể bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị thích hợp.

Người già ngủ nhiều có sao không? Người lớn tuổi ngủ bao lâu là đủ? 1
Người lớn tuổi ngủ nhiều là có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe

Giải đáp: Tại sao người già ngủ nhiều?

Tình trạng buồn ngủ quá mức ở người cao tuổi thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Việc ngủ li bì có thể báo hiệu bệnh rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn, bệnh mãn tính, rối loạn tâm trạng hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến việc sa sút trí tuệ, tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến người già ngủ nhiều:

  • Thiếu sự gắn kết, cảm thấy chán nản: Tuổi tác khiến người lớn tuổi mắc các bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những việc mà họ yêu thích. Các hoạt động thường ngày bị hạn chế dẫn đến tâm lí buồn chán, chất lượng cuộc sống giảm và họ ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
  • Uống thuốc: Các loại thuốc đều có tác dụng phụ, chưa kể việc chuyển hóa thuốc trong cơ thể người lớn tuổi không giống người trẻ nên họ sẽ dễ bị tác dụng phụ của thuốc như chóng mặt, buồn ngủ. Thuốc trầm cảm, lo lắng, mất ngủ, cao huyết áp, parkinson, đau mãn tính, buồn nôn, dị ứng… đều khiến người lớn tuổi ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Trầm cảm, ít năng lượng: Rối loạn giấc ngủ hoặc trầm cảm ở người lớn tuổi khiến họ ngủ nhiều hơn, có xu hướng ngủ suốt ngày. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, rối loạn sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi thì gia đình hãy hỏi han, quan tâm, đưa họ đi khám bác sĩ để được theo dõi kỹ.
  • Các thay đổi về sức khỏe: Trong một số trường hợp, người lớn tuổi bị suy giáp, bệnh tim mạch… khiến họ ngủ nhiều hơn.
  • Có khối u não: Nếu người già phàn nàn về chứng đau đầu và đột nhiên có thói quen ngủ nhiều hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh u não, dù ít gặp. Bên cạnh việc ngủ nhiều, bệnh nhân u não còn có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hay ngất, đau đầu dữ dội, co giật.
  • Môi trường ngủ không đảm bảo: Nếu phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, không gian ngủ không thoáng mát, chật chội hay chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học thì người lớn tuổi sẽ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ ít vào ban đêm.
Người già ngủ nhiều có sao không? Người lớn tuổi ngủ bao lâu là đủ? 2
Tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân khiến người già ngủ nhiều

Khi thấy người lớn tuổi ngủ nhiều hơn bình thường, gia đình cần lưu tâm hơn. Bạn cần xác định nguyên nhân cùng các triệu chứng đi kèm để tìm ra hướng xử trí. Nếu có thể, gia đình nên đưa họ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Người già nên ngủ bao lâu mỗi ngày là đủ?

Một giấc ngủ lành mạnh, ngủ đủ giấc và chất lượng sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe của người già. Cũng như người trẻ tuổi, người cao tuổi cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Mặc dù vậy, người già thường ngủ không đủ giấc dẫn đến tính trạng ngủ nhiều vào ban ngày hơn là ban đêm.

Người già ngủ nhiều có sao không? Người lớn tuổi ngủ bao lâu là đủ? 3
Người già nên ngủ 7 - 9 giờ mỗi ngày

Theo các nghiên cứu, người lớn tuổi sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Khi ngủ, họ cũng không ngủ sâu giấc và thường xuyên bị giật mình hơn vào ban đêm. Chưa hết, họ còn có nhiều khả năng bị rối loạn giấc ngủ như hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ hay thậm chí ngáy quá nhiều, tay chân co giật từng lúc, nghiến răng khi ngủ. Hậu quả của điều này gây nên nhiều ảnh hưởng về nhận thức, sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống của người già.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ khiến người già bị mệt mỏi, yếu đuối, dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ, bi quan, chán ăn, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh… Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ kéo dài, người già ngủ nhiều trong thời gian dài sẽ gây nên triệu chứng rối loạn tâm thần dẫn đến tự sát. Để có một giấc ngủ tốt, không ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm, bạn hãy tham khảo một số biện pháp cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi như sau:

  • Thực hiện tập các bài thể dục nhẹ nhàng để giấc ngủ đến nhanh và ngủ sâu hơn.
  • Ngủ trong môi trường mát mẻ, yên tĩnh, không có ánh sáng.
  • Nếu bị mất ngủ, bạn có thể dùng các yếu tố vật lý để giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn như tiếng hát ru, tiếng mưa rơi, tiếng lá xào xạc, nhạc thiền, nhạc êm dịu…
  • Chủ động để cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn, dừng suy nghĩ miên man khi nằm ngủ, gác lại các lo lắng thường ngày.
  • Bữa ăn tối cách giờ đi ngủ vài tiếng.
  • Không dùng chất kích thích trước khi đi ngủ.
  • Duy trì giấc ngủ trưa đều đặn từ 15 đến 30 phút mỗi ngày.
  • Tập cho cơ thể có thói quen thả lỏng, thư giãn trước khi đi ngủ như ngồi thiền, nghe nhạc.
  • Tránh các hoạt động dễ gây căng thẳng như xem phim kinh dị, dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ngủ nghỉ điều độ và duy trì mỗi ngày để tạo đồng hồ sinh học tốt.
  • Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ để giảm tình trạng tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ.
Người già ngủ nhiều có sao không? Người lớn tuổi ngủ bao lâu là đủ? 4
Tập bài thể dục nhẹ nhàng giúp người già ngủ ngon và sâu hơn

Càng lớn tuổi, con người sẽ càng dễ mắc bệnh do sức khỏe suy yếu, hệ miễn dịch không ổn định. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng người già ngủ nhiều. Bên cạnh việc điều chỉnh thói quen ăn uống, người lớn tuổi cũng cần tập thể dục đều đặn và đi khám sức khỏe định kỳ để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, phát hiện sớm bệnh để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm