Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy thận là bệnh lý rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Người mắc bệnh suy thận cần nên hiểu rõ chế độ ăn uống của bản thân, những thực phẩm nên ăn và những thực phầm nào nên kiêng khem nhằm giúp cho bệnh không diễn biến nặng hơn đồng thời hỗ trợ cho việc điều trị.
Thận là một cơ quan rất quan trọng của hệ tiết niệu, đảm nhiệm chức năng chính là tạo thành nước tiểu cũng như tham gia điều hòa cân bằng điện giải. Người bị suy thận có nghĩa là cơ quan thận bị suy giảm chức năng, không thể hoạt động tốt như người bình thường khác. Đối với những bệnh nhân suy thận, việc hiểu rõ bệnh của mình từ đó xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đúng cách là phương pháp giúp cho bệnh không tiến triển quá tầm kiểm soát cũng như có ý nghĩa rất lớn đến việc hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Đa số bệnh nhân bị suy thận (tùy theo cấp độ bệnh) sẽ có những triệu chứng khác nhau như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi và giảm sức khỏe. Bài viết này sẽ là những thông tin về vấn đề người bị suy thận không nên ăn gì gửi đến bạn đọc. Khi nắm được những thông tin này, bệnh nhân và người chăm sóc sẽ có những cân nhắc, cắt bỏ các thực phẩm cần kiêng khem nhằm giúp cho bệnh ổn định hơn.
Bệnh suy thận cấp diễn ra nhanh chóng trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị tích cực trong một vài tuần, sau đó có thể phục hồi hoàn toàn hoặc hồi phục một phần chức năng thận.
Ngược lại, người mắc suy thận mạn tính sẽ phải trải qua quá trình tiến triển không có dấu hiệu phục hồi chức năng thận. Đối với suy thận mạn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm làm mục đích chậm diễn biến của bệnh giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân bị suy thận nặng khi chức năng thận giảm đến 90%, lúc này bệnh cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Đa phần, bệnh suy thận sẽ có nguy cơ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến quả thận không thể loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Thận cuối cùng có khả năng ngừng hoạt động hoàn toàn nếu bệnh không đáp ứng việc chữa trị, mất chức năng thận nghiêm trọng và có khả năng dẫn đến tử vong.
Bệnh suy thận được phân loại thành 5 cấp độ (I, II, III, IV và V). Ở những giai đoạn đầu bệnh thường không có những dấu hiệu rõ rệt (bệnh thường được phát hiện qua thăm khám và tầm soát bệnh) cho đến khi bệnh diễn biến đến cấp nặng hơn (độ II, độ III, độ IV) và cấp độ V được xem là giai đoạn cuối của bệnh suy thận. Dưới đây là những biến chứng rất nguy hiểm mà bệnh suy thận có thể gây ra:
Giống như những bệnh lý mạn tính khác, chế độ ăn uống được đánh giá rất quan trọng đối với bệnh nhân bị suy thận. Dễ hiểu hơn, đối với bệnh nhân bị suy thận, chức năng lọc của quả thật hoạt động kém hoặc rất kém. Khi bệnh nhân ăn uống vô chừng, vô độ, không kiêng khem, việc ứ đọng những chất thải sau khi quá trình trao đổi chất kết thúc, sẽ gây ra tình trạng tồi tệ đối với sức khỏe bệnh nhân. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống đúng cách, vừa khoa học vừa dinh dưỡng sẽ giúp giảm gánh nặng cho quả thận đang bị suy yếu. Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà bệnh nhân bị suy thận không nên ăn mà bạn đọc có thể tham khảo:
Nội tạng động vật (heo, bò, gà, vịt…) là những thực phẩm rất giàu đạm – thành phần dinh dưỡng cần hạn chế đối với những bệnh nhân suy thận. Trong nội tặng động vật như gan, tim, cật, lòng… đặc biệt là những động vật 4 chân, có lượng đạm rất dồi dào tuy nhiên không hề phù hợp đối với bệnh nhân suy chức năng thận mà còn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Ngoài ra, những nhân suy thận không nên ăn những thực phẩm giàu đạm như óc heo, các loại thịt đỏ (thịt bò, cá ngừ…), những loại cá giàu đạm (cá mồi, cá tuyết, cá bơn…). Không những thế, tùy thuộc vào cân nặng mà cấp độ bệnh mà bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc chỉ nên bổ sung lượng chất đạm vào cơ thể là đủ.
Muối (sodium) và kali là hai nhóm thành phần cần được kiểm soát chặt chẽ đối với bệnh nhân bị suy thận. Bởi việc sử dụng quá nhiều muối và kali khi chức năng lọc của thận bị suy giảm có nguy cơ gây tích nước (tay, chân, phổi gây phù phổi cấp) và gây ra hội chứng tăng kali máu. Lúc này, khi không kiểm soát được muối và kali, có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe bệnh nhân.
Những thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cà muối và các loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn… bệnh nhân nên cắt bỏ ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, những loại trái cây giàu kali như chuối, cam, rau có màu xanh đậm… cũng cần được cắt bỏ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về việc tần suất sử dụng phù hợp với cấp độ bệnh nhé!
Trên đây là những thông tin về người suy thận không nên ăn gì hi vọng làm hài lòng bạn đọc. Ngoài ra, bệnh nhân suy thận cần kiểm soát tốt lượng nước mà cơ thể nạp vào trong ngày nhằm hạn chế sự tích nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi còn đủ sức khỏe, bệnh nhân nên tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức lực nhằm giúp tăng đề kháng, xây dựng thói quen sống lành mạnh và khoa học như ngủ sớm, dậy sớm và tránh xa những chất kích thích có hại cho cơ thể.
Xem thêm: Cách lên thực đơn cho người suy thận đảm bảo đủ dinh dưỡng
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.