Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ những bệnh nhân mắc bệnh suy thận đang có xu hướng gia tăng. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh là vấn đề hết sức quan trọng, vừa giúp bảo tồn chức năng của thận vừa giúp nâng cao chất lượng sức khoẻ của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, vị trí nằm sau lưng dưới cùng của khung xương sườn và nằm hai bên cột sống, có chức năng bài tiết những chất dư thừa từ sự chuyển hóa của cơ thể, giúp bảo tồn hoặc loại thải các tạp chất khác ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết nước tiểu. Ngoài ra, thận còn có nhiệm vụ điều chỉnh nồng độ pH, kali và muối trong cơ thể, tạo ra những hormone giúp điều chỉnh huyết áp và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
Suy thận là sự tổn thương tại cơ quan thận làm suy giảm chức năng của thận và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lên thực đơn cho những bệnh nhân có bệnh lý suy thận nhé!
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận. Nếu tình trạng suy thận không có dấu hiệu hồi phục và diễn biến trong một thời gian rất dài như từ vài tháng cho đến vài năm được gọi là suy thận mãn tính. Suy thận mãn tính có nhiều mức độ khác nhau, từ suy thận nhẹ không có biểu hiện triệu chứng cho đến tình trạng suy thận nặng hơn như giai đoạn III, IV và giai đoạn V hay còn gọi là giai đoạn cuối.
Thận đóng vai trò như “bộ máy lọc”, có nhiệm vụ thải những chất mà cơ thể không sử dụng như chất cặn, chất dư thừa… ra khỏi cơ thể mỗi chúng ta. Khi mỗi ngày chúng ta có thói quen sử dụng, tiêu thụ, nạp những chất có tập chất dư thừa mà cơ thể không cần như nạp quá nhiều chất đạm. Sau khi hoàn thành xong sự chuyển hóa, những chất dư thừa như urê và creatinine sẽ được thận đào thải qua nước tiểu. Khi thận bị suy, những tạp chất độc hại này tăng cao trong máu sẽ có nguy cơ gây ra những hội chứng ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và toàn bộ đến những cơ quan trong cơ thể. Do đó, vấn đề dinh dưỡng đưa vào cơ thể đối với bệnh nhân suy thận được đánh giá rất quan trọng với mục đích điều chỉnh sao cho hợp lý, phù hợp với mức độ của bệnh.
Đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu, phát hiện sớm, vấn đề dinh dưỡng sẽ giúp cho bệnh nhân điều chỉnh, cân đối và hạn chế gây áp lực lên thận nhằm giúp bệnh không tiến triển nặng nề hơn. Đối với những bệnh nhân suy thận cấp độ III, độ IV và cấp độ V, tình trạng suy thận lúc này được đánh giá khá nặng khi cơ quan này không thể hoặc giảm chức năng đào thải chất đạm, kali, muối và cả nước khi bệnh nhân đưa vào cơ thể.
Lên thực đơn hay xây dựng chế độ ăn cho người bệnh suy thận cần khoa học, tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Không những thế, thực đơn hay chế độ ăn cho người suy thận tuỳ thuộc hầu hết vào giai đoạn của bệnh. Đối với những bệnh nhân có bệnh lý nền kèm theo như đái tháo đường, suy tim, cao huyết áp… chế độ ăn lúc này cần siết chặt, nghiêm ngặt hơn rất nhiều nhằm giúp kiểm soát được những biến chứng của bệnh nền đó. Bệnh nhân và người chăm sóc cần vững những nguyên tắc về cách lên thực đơn cơ bản sau đây:
Khi lên thực đơn cho những bệnh nhân bị suy thận, lượng chất đạm được đánh giá rất quan trọng cho việc hỗ trợ và kiểm soát bệnh suy thận cho bệnh nhân. Chất đạm dù là từ động vật hay thực vật, người lên thực đơn cần tuân thủ lượng đạm mà mỗi cấp độ bệnh cần và chỉ cần sử dụng vừa đủ, nhằm giảm áp lực lên thận, tránh trường hợp nguy hiểm xảy ra với sức khỏe bệnh nhân.
Bởi như đã nói trên, sau khi cơ thể chuyển hóa chất dinh dưỡng, những chất thải, chất cặn trong đạm (dù thực vật hay động vật) đều được thận đào thải ra ngoài. Và đối với những bệnh nhân suy thận, việc đào thải không thực hiện tốt do đó, chất thải có xâm nhập vào máu, gây ra những nguy hiểm khôn lường đối với bệnh nhân suy thận.
Ví dụ như lượng carbohydrate đưa vào cơ thể, bệnh nhân cần ăn chậm và nhai kĩ nhằm giúp hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời, bệnh nhân bị suy thận tùy theo cấp độ, có thể ăn thức ăn chứa đường glucose hoặc ngũ cốc, nếu bệnh nhân không bị tiểu đường. Đối với bệnh nhân có kèm bệnh nền tiểu đường, cần tiêu thụ carb theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Đối với những bệnh nhân suy thận có triệu chứng phù, việc nạp nước cũng như những thức ăn lỏng như cháo, súp, canh... vào cơ thể cần được sự tham vấn với bác sĩ điều trị phù hợp với cấp độ suy thận. Đồng thời, bệnh nhân nên duy trì, kiểm soát cân nặng hàng ngày bởi bất kì sự tăng cân không hợp lí nào cũng có thể liên quan đến việc tăng dịch, gây áp lực cho thận, ảnh hưởng đến bệnh suy thận của bệnh nhân.
Nghe có vẻ đơn giản tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có thói quen ăn đậm đà, ăn quá mặn, việc kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể được đánh giá rất quan trọng. Muối giúp cân bằng dịch trong cơ thể, khi cơ thể nạp quá nhiều muối, cơ thể bị tích nước, làm nặng nề hơn tình trạng suy thận của bệnh nhân.
Do đó, để lên thực đơn cho bệnh nhân suy thận, bạn đọc có thể chế biến những món ăn luộc, hấp thay vì kho và xào nhằm hạn chế đưa muối vào trong cơ thể nhé!
Ngoài muối, đạm, thành phần dinh dưỡng kali lại là mối đe dọa đối với bệnh nhân suy thận. Kali là thành phần dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân suy thận, lượng kali nạp vào cơ thể cần được kiểm soát chặt chẽ bởi thận không thể đào thải kali ra khỏi cơ thể khi bị suy. Kali khi được tích tụ vào máu dẫn đến hội chứng kali trong máu, được đánh giá khá nguy hiểm đối với bệnh nhân suy thận.
Khi lên thực đơn cho bệnh nhân suy thận, bạn đọc cần tuyệt đối loại bỏ những rau củ quả chứa nhiều kali như cam, chuối, rau có màu xanh đậm, các loại thịt đỏ như thịt bò, cá ngừ… Đồng thời, bổ sung những rau củ quả có hàm lượng kali ít như bầu, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, su su…
Trên đây là những lưu ý về cách lên thực đơn cho bệnh nhân bị suy thận mà bạn đọc có thể tham khảo. Việc xây dựng thực đơn được đánh giá rất quan trọng và rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát bệnh.
Xem thêm: Thực đơn cho người suy thận độ 4 khoa học và lành mạnh
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.