Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời tiết giao mùa chuyển lạnh đột ngột khiến mạch máu co lại, tăng huyết áp và dẫn tới nguy cơ xuất huyết não. Tình trạng đột quỵ gia tăng trong mùa lạnh rất đang lo ngại, chúng ta cần nắm được thông tin và sớm có biện pháp phòng, chống hiệu quả hơn.
Trong 2 tuần trở lại đây, bệnh viện Đa khoa Bắc Giang ghi nhận gần 20 ca cấp cứu liên tục do đột quỵ. Trong những bệnh gây tử vong cao cho người lớn thì đột quỵ đứng hàng thứ 3, chỉ sau ung thư và tim mạch. Bộ Y tế thống kê tại Việt Nam mỗi năm có đến hơn 200.000 ca đột quỵ và tăng cao vào lúc giao mùa, chuyển lạnh.
Người bệnh đột quỵ không được cấp cứu kịp “thời điểm vàng” mà quá muộn thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Trường hợp bệnh nhân N.T.L ở Phường Ngô Quyền, một trong số các bệnh nhân nhập viện đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết trước đó khoảng chục hôm chị thức dậy lúc 5 giờ sáng, khi mở cửa đột nhiên choáng váng muốn ngã và may được người nhà phát hiện kịp thời.
Sau đó chị được đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và có kết quả đột quỵ nhưng may mắn đã cấp cứu kịp thời trong “thời điểm vàng”. Các bác sĩ đã chỉ định cho chị dùng thuốc tiêu sợi huyết và đến nay sức khỏe cũng đã phục hồi đáng kể.
Ông Phạm Tùng Sơn - Bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Cấp cứu cho biết nguyên nhân nguy cơ đột quỵ gia tăng trong mùa lạnh là do mạch máu giảm tính đàn hồi khi nhiệt độ giảm xuống, từ đó lòng mạch bị thu hẹp và dẫn tới lưu lượng máu đến não kém. Hơn nữa khi mạch máu co khiến chúng ta dễ tăng huyết áp và tăng áp lực trong lòng mạch hơn.
Đặc biệt người gặp biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối dễ bị tắc mạch máu, hay thậm chí là vỡ mạch máu làm xuất huyết não, đột quỵ và có nguy cơ biến chứng nặng nề hơn hay thậm chí là tử vong. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên được đưa đến bệnh viện trong 3 - 4 giờ đầu sau đột quỵ để được chữa bệnh kịp thời, lúc này cơ hội sống sót và phục hồi sẽ cao hơn. Người đã có tiền sử cao huyết áp, tim mạch… nếu có dấu hiệu đáng ngờ, gia đình hãy chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện ngay.
Bạn có thể phòng nguy cơ đột quỵ khi trời chuyển lạnh với một số gợi ý sau đây:
Khi chờ xe cấp cứu, người nhà bệnh nhân nên giữ môi trường xung quanh thật thông thoáng để giúp họ thở tốt. Sau đó đặt bệnh nhân lên một mặt phẳng có bề mặt đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không họ nằm lên nệm có độ lún sâu đồng thời tránh di chuyển để không khiến tình trạng xuất huyết não nặng hơn.
Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn mửa hoặc bất kỳ biểu hiện suy giảm ý thức nào thì bạn nhớ đặt họ sang tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở, nhờ móc hết đàm nhớt (nếu có) trong miệng bệnh nhân ra. Trường hợp người bệnh còn tỉnh thì người nhà hỗ trợ họ nằm ở tư thế thoải mái nhất và theo dõi các phản ứng.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang hiện tại đang sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, có tác dụng tan cục máu đông và thông mạch máu não để cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ não. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tối ưu vào một thời điểm “vàng” nhất định, đó chính là từ 3 - 4.5 tiếng tính từ lúc có các dấu hiệu như lưỡi tê cứng, méo miệng, khó nói, mắt mờ, đau đầu...
Thế nên chúng ta cần phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ và đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm để đảm bảo kết quả điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu để quá thời điểm vàng thì bệnh nhân sẽ không được áp dụng biện pháp thuốc tiêu sợi huyết.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: cafef.vn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.