Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng

Ngày 22/04/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não nhập viện tăng cao hơn nhiều. Bệnh lý này cũng đang dần trở thành nỗi ám ảnh với nhóm đối tượng từ 45 tuổi trở lên.

Trong những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não nhập viện tăng cao hơn nhiều. Bệnh lý này cũng đang dần trở thành nỗi ám ảnh với nhóm đối tượng từ 45 tuổi trở lên. Vậy có cách nào để phòng ngừa đột quỵ do nắng nóng trong những ngày hè này?

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng 1Bệnh đột quỵ có nguy cơ xuất hiện vào những ngày nắng nóng.

Cao điểm đột quỵ mùa nắng nóng

Có lẽ căn bệnh đột quỵ cũng không còn quá xa lạ gì với người Việt Nam chúng ta. Hiện nay chứng bệnh này cũng đang có xu hướng giảm độ tuổi mắc bệnh xuống còn khoảng từ 45 tuổi trở lên. Nguyên nhân chủ yếu (chiếm 80%) dẫn đến đột quỵ chính là do tắc mạch máu não bởi cục máu đông, chỉ khoảng 20% là do xuất huyết não.

Vào mùa hè hay trong giai đoạn nắng nóng, tình trạng cơ thể mất nước do đổ mồ hôi rất dễ dẫn tới sự lồi lõm của mạch máu, độ kết dính trong máu tăng cao làm hình thành nên những cục máu đông. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do đột quỵ.

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng 2Nắng nóng làm cơ thể mất nước do đổ mồ hôi, là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành những cục máu đông.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Viết Hậu, Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, nhiệt độ thích nghi nhất của cơ thể người là khoảng 25 độ C. Việc cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt trong khoảng từ 20 độ C - 30 độ C là nhờ có trung tâm điều nhiệt nằm trên não, giúp thích nghi được với bất kì nhiệt độ nào.

Tuy nhiên, đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá, cơ thể chúng ta sẽ không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm này. “Khả năng điều chỉnh với sự thay đổi nhiệt độ cũng kém ở trẻ nhỏ (nhỏ hơn 4 tuổi), hoặc người già (lớn hơn 70 tuổi) hoặc người có nhiều bệnh lý đi kèm”, bác sĩ Hậu cho biết.

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng 3Nếu nắng nóng quá, cơ thể chúng ta sẽ không thể điều chỉnh thích nghi kịp.

Có thể nói bệnh đột quỵ do nắng nóng đang dần trở thành mối quy hại với nhiều người, khi mà xuất hiện đột ngột, có tỷ lệ tử vong cao và dù được cứu sống thì vẫn có những di chứng nặng nề để lại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa đột quỵ được bằng cách thay đổi thói quen sống lành mạnh.

Cụ thể là bạn nên ngừng hút thuốc lá và tránh ngửi khói thuốc; duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít dầu mỡ, ít muối và cholesterol, giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát; hoạt động thể chất thường xuyên; tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc; kiểm tra sức khỏe định kỳ; giữ tinh thần thoái mái, tránh stress; ngủ dậy sớm và tránh thức khuya.

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng 4Có một chế độ ăn uống lành mạnh là cách phòng ngừa đột quỵ do nắng nóng hiệu quả.

Tránh những thói quen dễ dẫn đến đột quỵ trong ngày nắng nóng

Ăn uống thực phẩm lạnh làm rối loạn tiêu hóa

Đồ uống lạnh là một thức uống không thể thiếu trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên nếu bạn uống nước lạnh với một hơi dài thì sẽ khiến dạ dày không thể chịu nổi. Lượng lớn nước lạnh sau khi đi vào ruột sẽ làm rối loạn nhu động bình thường của ruột, làm mất cân bằng chức năng tiêu hóa và rối loạn hệ tiêu hóa. Hơn nữa việc ăn uống thực phẩm lạnh cũng khiến việc cung cấp máu ở đường ruột bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng làm lành thành niêm mạc của đường tiêu hóa gây đau bụng.

Nằm điều hòa sau khi tắm

Nếu bạn nằm điều hòa ngay sau khi tắm xong sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp đột ngột, ảnh hưởng xấu đến hoạt động lưu thông máu của cơ thể. Hậu quả là không những máu lên não chậm, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim và huyết áp. Đã có không ít trường hợp ghi nhận bị tử vong vì nằm điều hòa ngay sau khi tắm.

Ngay khi vừa đi nắng về tắm liền và tắm nhiều lần

Tắm ngay khi vừa đi nắng về hoặc tắm nước quá lạnh sẽ làm giảm đột ngột nhiệt độ cơ thể. Khiến lỗ chân lông và vi mạch dưới da co lại, gây cản trở tuần hoàn máu và xuất hiện hiện tượng cảm lạnh, ảnh hưởng đến nhịp đập của tim, huyết áp và có nguy cơ gây đột quỵ.

Các chuyên gia khiến cáo bạn nên để thân nhiệt giảm dần, nghỉ ngơi từ 15 - 20 phút khi đi ngoài nắng về. Sau đó nên lau người trước cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ của nước rồi mới bắt đầu tắm toàn thân. Ngoài ra bạn cũng không nên đi bơi hay tắm nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là bởi việc ngâm nước trong thời gian lâu cũng dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh.

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng 5Ngay khi vừa đi ngoài nắng về bạn không nên tắm ngay, mà hãy nghỉ ngơi sau 15 - 20 phút đã.

Ngủ trên nền nhà lạnh

Dù là mùa hè nắng nóng nhưng bạn cũng không nên ngủ trên nền nhà lạnh, nhất là vào khi trời gần sáng. Hơn nữa nhiệt độ cơ thể người lúc này lại thấp nên việc ngủ trên nền nhà rất dễ gây cảm lạnh.

Nếu thấy nóng quá thì bạn có thể chọn nằm chỗ mát trên giường, mở cửa sổ cho không khí đối lưu, hoặc mở nhiệt độ điều hòa thích hợp.

Tắm đêm

Vào những ngày hè nắng nóng, nhiều bạn thường có thói quen tắm vào ban đêm. Bởi họ nghĩ rằng sau một ngày dài hoạt động, tắm lúc này sẽ khiến cơ thể thoải mái và có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Tắm đêm rất dễ khiến cơ thể bị trúng gió hoặc cảm lạnh, bởi các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm khi tắm vào thời gian này. Với những người huyết áp thấp, thậm nó nó còn gây nên hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng. Đây chính nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và tử vong mà chúng ta cần phòng ngừa.

Để quạt hay điều hòa thổi trực tiếp vào mặt

Việc cơ thể ra mồ hôi cũng đồng nghĩa là các mạch máu dưới da đang giãn nở để tỏa nhiệt. Khi những luồng gió lớn thổi trực tiếp vào người, ngay lập tức sẽ xảy ra hiện tượng mồ hôi bốc hơi mạnh, nhiệt độ ngoài da giảm, khi nhiệt độ bên trong cơ thể lại chưa kịp hạ thì các mạch máu đã co lại đột ngột. Hệ quả dẫn đến là cơ thể bị mất cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài. Khiến cho ta bị hoa mắt, chóng mặt hay bị choáng tại chỗ.

Thêm vào đó, thói quen để gió từ điều hòa hay quạt thổi thẳng vào mặt còn làm tăng nguy cơ sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khô họng… Nguy hiểm hơn, vào những ngày nắng nóng, lỗ chân lông trên mặt thường bí, khi gặp không khí lạnh, hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng và gây liệt các dây thần kinh trên mặt.

Nguy cơ đột quỵ tăng cao trong mùa nắng nóng 6Để quạt thổi thẳng vào mặt có thể khiến chúng ta bị sổ mũi, nghẹt mũi, khô họng...

Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng, mọi người nên chú ý đến việc giữ thân nhiệt luôn ở mức ổn định. Duy trì thực hiện thói quen sống khoa học và lưu ý đến những thói quen dễ gây đột quỵ vừa nêu trên.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đột quỵ