Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe cơ thắt lưng chậu là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, người bệnh có khả năng đối mặt với nguy cơ tử vong khi nhiễm trùng lan rộng và không kiểm soát được. Cùng tìm hiểu về dạng áp xe này qua bài viết sau đây.
Áp xe cơ thắt lưng chậu là tình trạng bệnh lý mà chúng ta không nên chủ quan bởi dấu hiệu khởi phát của bệnh đôi khi rất kín đáo, dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Đặc biệt, nếu không xử lý kịp thời, áp xe cơ có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong. Do vậy, việc tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để nhận biết sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.
Cơ thắt lưng - chậu là nhóm cơ chạy dài từ thắt lưng mỗi người, qua vùng khung xương chậu và đến vị trí đùi. Hiện tượng áp xe xảy ra tại đây liên quan đến tình trạng viêm dày lên và tụ mủ ở màng bọc cơ thắt lưng chậu. Tình trạng viêm thường xảy ra khi vi khuẩn tấn công và có thể tác động đến một hoặc cả hai bên chân.
Áp xe cơ thắt lưng chậu là tình trạng tổn thương tổ chức cơ nghiêm trọng, phát sinh nhiều bọc mủ tại vị trí áp xe. Người bệnh gặp phải các triệu chứng viêm nhiễm lâm sàng, bị nhiễm trùng da hoặc có các vết thương trên cơ thể.
Tình trạng áp xe thường liên quan tới các loại vi khuẩn, đặc biệt là nhóm khuẩn tụ cầu vàng. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi cơ bị tấn công bởi các tác nhân như phế cầu, liên cầu khuẩn, não mô cầu hoặc vi khuẩn lậu,...
Áp xe có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường xảy ra ở một nhóm cơ duy nhất, phổ biến ở người bị nhiễm trùng máu. Khi áp xe xảy ra ở nhiều cơ, tình trạng này có thể liên quan đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch.
Áp xe cơ thắt lưng - chậu xảy ra phổ biến ở người có tiền sử về nhiễm trùng niệu hoặc nhiễm trùng sinh dục. Bệnh còn có thể khởi phát trên người bệnh vừa phẫu thuật bụng, liên quan đến vi khuẩn lao, vi khuẩn sinh mủ khác.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ áp xe cơ thắt lưng - chậu là: Không đảm bảo vô trùng khi phẫu thuật, tổn thương ngoài da nhưng không chăm sóc cẩn thận, bị nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng từ viêm đốt sống hay đĩa đệm,...
Triệu chứng khi bị áp xe cơ nói chung, áp xe cơ thắt lưng - chậu nói riêng thường biểu hiện tương ứng với từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Một số dấu hiệu nhận biết phổ biến của tình trạng này là:
Ngoài những dấu hiệu trên, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng nhiễm khuẩn sau:
Cơ thắt lưng - chậu là nhóm cơ hoạt động mạnh nhất tại vùng đùi vì có nhiệm vụ điều khiển hoạt động đi đứng, chạy nhảy, nằm ngồi. Do đó, chúng ta cũng có thể nhận biết vùng cơ này gặp vấn đề dựa vào tư thế nằm đặc hiệu để giảm đau là nằm dạng háng và co chân.
Áp xe cơ thắt lưng chậu hoàn toàn có thể kiểm soát được và không để lại biến chứng nếu được phát hiện và điều trị từ sớm. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, thường là dùng thuốc kháng sinh.
Dù không gây nguy hiểm trực tiếp tính mạng, nhưng nếu bệnh tiến triển mà không được điều trị thì người bệnh có thể gặp hậu quả nghiêm trọng. Bệnh lý áp xe này có thể phát sinh nhiều biến chứng khi đã chuyển sang giai đoạn muộn.
Cơ thắt lưng bị phá hủy, các mô liên kết bị viêm nhiễm là những biến chứng nguy hiểm nhất của áp xe cơ thắt lưng - chậu. Tình trạng nhiễm trùng bị lan rộng gây khó khăn cho việc điều trị. Tình trạng áp xe cơ có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như: Viêm khớp, suy giảm chức năng thận, sốc nhiễm khuẩn, áp xe da, nhiễm khuẩn huyết,... Thậm chí, người bệnh còn có thể tử vong khi tình trạng nhiễm trùng đã lan rộng đến mức không thể kiểm soát được.
Do mức độ nguy hiểm của bệnh, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng áp xe kết hợp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Một số thủ thuật chẩn đoán áp xe cơ thắt lưng chậu gồm:
Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên tắc chung trong điều trị áp xe cơ là sử dụng thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt và dùng với liều cao. Người bệnh có thể được chỉ định tiêm tĩnh mạch liên tục trong 4 - 6 tuần.
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật can thiệp. Thủ thuật áp dụng phổ biến trong trường hợp này là chọc hút dẫn lưu mủ ra khỏi ổ áp xe bằng kim hoặc mổ dẫn lưu.
Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và cần có chế độ chăm sóc tốt. Bệnh nhân cũng cần tránh nguy cơ sốc nhiễm khuẩn vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng về tình trạng áp xe cơ thắt lưng chậu. Cách nhận biết tình trạng áp xe, phương pháp chẩn đoán và điều trị cũng đã được Long Châu đề cập để người bệnh có thể tham khảo. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở cơ thắt lưng chậu, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.