Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chảy máu nướu răng là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu và mất thẩm mỹ, mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Chảy máu nướu răng là tình trạng tổn thương mô lợi, tuy tình trạng này ít gây đau đớn nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu... Vậy nguyên nhân gây chảy máu ở nướu răng là gì và điều trị như thế nào?
Chảy máu nướu răng là dấu hiệu phổ biến của một số bệnh lý nha khoa. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém, chảy máu nướu răng khi đánh răng hoặc do viêm nướu, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở chân răng, cụ thể như:
Ngoài ra, chảy máu nướu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh toàn thân như tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu (thường gặp trong sốt Dengue), các bệnh về gan, thận. Thậm chí, sự thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ mang thai, nữ giới tuổi dậy thì) cũng có thể gây ra tình trạng này. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Đây là vấn đề sức khỏe quan trọng mà mỗi người cần lưu ý và chủ động theo dõi.
Chảy máu nướu răng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ, nó có thể liên quan đến viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng lợi răng. Khi các mô nướu bị tổn thương, việc ăn nhai thường rất khó khăn. Không chỉ vậy, tình trạng viêm sưng, chảy máu kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như răng lung lay, rụng răng.
Chảy máu nướu răng nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến tim mạch, hoặc ảnh hưởng thai nhi ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, khi bị chảy máu nướu răng kéo dài, người bệnh cần khám và điều trị sớm để tránh các nguy cơ tiềm ẩn.
Để khắc phục và điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng, cách tốt là bạn nên thực hiện thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa về răng hàm mặt. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, đưa ra cách điều trị phù hợp với từng nguyên nhân như cách chữa tình trạng chảy máu chân răng, viêm nha chu, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống,... Cùng với đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản để cầm máu, giảm sưng đau nướu răng và ngăn ngừa tái phát sau:
Đặt một miếng gạc sạch, ẩm lên vùng nướu bị ảnh hưởng và ấn nhẹ cho đến khi máu ngừng chảy. Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể mất nhiều thời gian để cầm máu bằng cách này.
Đặt một miếng gạc mát, túi nước đá hoặc viên đá lên vùng nướu bị sưng, chảy máu. Chườm đá có thể giúp giảm đau, sưng và dịu vết thương nhỏ ở miệng. Thực hiện trong 10 phút, nghỉ 10 phút. Nếu máu không ngừng chảy, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Nước súc miệng kháng khuẩn có thể điều trị và ngăn ngừa chảy máu nướu răng bằng cách diệt vi khuẩn, giảm viêm và dịu nướu đau, sưng. Các thành phần như chlorhexidine, hydrogen peroxide trong nước súc miệng hỗ trợ điều trị chảy máu nướu răng.
Súc miệng bằng nước muối ấm là một cách hiệu quả để giảm vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Bạn chỉ cần hòa tan nửa muỗng cà phê muối trong 250ml nước ấm, sau đó súc quanh miệng và nhổ ra. Lặp lại nhiều lần trong ngày hoặc theo hướng dẫn của nha sĩ để giảm viêm nướu và chảy máu nướu răng.
Khi nướu nhạy cảm, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng siêu mềm hoặc dành cho răng nhạy cảm. Bàn chải quá cứng có thể làm chảy máu nướu. Chải răng trong 2 phút, 2 lần/ngày và thay bàn chải 3 - 4 tháng một lần.
Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng, thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của nướu và giảm chảy máu nướu. Bạn cũng có thể thay thế bằng tăm nước để làm sạch kẽ răng trước khi đánh răng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo rằng hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về nướu răng. Việc sử dụng thuốc lá làm suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm khả năng tự nhiên của cơ thể trong việc chống lại vi khuẩn bám vào nướu. Khi nướu bị tổn thương, hút thuốc còn làm chậm quá trình hồi phục. Bỏ thuốc lá mang lại lợi ích toàn diện cho sức khỏe, đặc biệt là cải thiện rõ rệt tình trạng răng, miệng và nướu.
Việc thường xuyên ăn những thực phẩm giàu tinh bột, chế biến sẵn có thể gây ra viêm nướu và chảy máu nướu. Các thực phẩm giàu tinh bột dễ bám vào răng và nướu, sau đó phân hủy thành đường, dẫn đến viêm nướu, chảy máu và tăng nguy cơ sâu răng do vi khuẩn tích tụ. Những thực phẩm như bánh mì tinh chế, bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên thuộc nhóm này.
Rau giòn như cần tây và cà rốt có thể giúp làm sạch răng giữa các bữa ăn nhờ độ giòn của chúng. Ngoài ra, rau giòn có hàm lượng đường và carbs thấp, vì vậy không gây sâu răng hoặc các vấn đề về nướu.
Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu rau lá xanh, có thể cung cấp nhiều vitamin K cần thiết. Thiếu vitamin K có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu, khiến người thiếu có nguy cơ chảy máu cao hơn.
Sử dụng túi trà đen ẩm, ấn vào nướu chảy máu, có thể giúp máu nhanh ngưng chảy nhờ axit tannic trong trà hỗ trợ hình thành cục máu đông.
Uống trà hoa cúc thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, như tăng khả năng chống sâu răng, kiểm soát viêm lợi và nướu. Hoa cúc chứa nhiều vitamin C, giúp củng cố mạch máu và giảm chảy máu nướu răng.
Một cách hiệu quả để chữa dứt điểm tình trạng chảy máu nướu răng tại nhà là sử dụng mật ong và trà tươi. Để làm điều này, bạn chỉ cần đun sôi lá trà xanh, sau đó pha nước trà với mật ong. Tiếp theo, súc miệng bằng hỗn hợp này và giữ khoảng 3 - 4 phút trước khi nuốt xuống. Lưu ý rằng không cần phải súc miệng lại bằng nước sau khi thực hiện.
Bạn có thể dùng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ như Amoxicillin, Metronidazol,... Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của chuyên gia, tuyệt đối không tự ý mua và dùng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Vệ sinh răng miệng tốt là cách hiệu quả để phòng ngừa chảy máu nướu răng. Bạn có thể:
Tóm lại, chảy máu nướu răng là một vấn đề răng miệng phổ biến, nhưng cũng có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả. Với việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày và thường xuyên kiểm tra tại nha sĩ, tình trạng chảy máu nướu răng hoàn toàn có thể được kiểm soát. Chỉ cần sự chăm sóc răng miệng đúng cách và định kỳ là bạn đã có thể bảo vệ sức khoẻ răng miệng của mình một cách tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.