Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm chân răng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm chân răng là một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến khoang miệng. Viêm chân răng là bệnh về mô bao quanh cấu trúc răng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là bệnh lý viêm mạn tính ở mô bao quanh cấu trúc răng (lợi) do nhiễm trùng cơ hội của mảng bám màng sinh học nội sinh. Bệnh thường có dấu hiệu như viêm lợi ngày càng trầm trọng hơn và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến lung lay răng và có thể mất răng. Bệnh bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố căn nguyên tại chỗ cũng như toàn thân.

Viêm chân răng là một trong những bệnh lý thường gặp liên quan đến khoang miệng. Điều quan trọng là phải điều trị bệnh kịp thời vì không chỉ làm mất răng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm chân răng

  • Hôi miệng hoặc mùi vị khó chịu sẽ không biến mất;
  • Nướu đỏ hoặc sưng;
  • Nướu bị mềm hoặc chảy máu;
  • Nhai đau;
  • Răng lung lay;
  • Răng nhạy cảm;
  • Nướu bị nhô ra khỏi răng;
  • Bất kỳ thay đổi nào về cách răng của bạn khớp với nhau khi bạn cắn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm chân răng 

Quá trình viêm gây ảnh hưởng đến dây chằng nha chu, lợi, cement và xương ổ răng. Dần dần lợi mất bám dính với răng, bắt đầu mất xương và túi quanh răng trở nên sâu hơn. Với sự mất xương tiến triển, răng có thể lung lay và lợi bị tụt. Ở giai đoạn sau, răng di lệch là phổ biến và có thể mất răng.

Bề mặt của mô nha chu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi viêm là khoảng 15 - 72 cm2.  Gánh nặng viêm do bệnh nha chu không được điều trị không chỉ liên quan đến sự phá hủy cục bộ của mô nha chu mà còn do sự gia tăng protein phản ứng C gây ra các tác động toàn thân đến hệ tim mạch, trẻ sơ sinh nhẹ cân, đái tháo đường týp II và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm chân răng

Vi khuẩn trong miệng lây nhiễm sang mô xung quanh răng, gây viêm quanh răng dẫn đến viêm chân răng. Khi vi khuẩn ở trên răng đủ lâu, chúng sẽ tạo thành một lớp màng gọi là mảng bám, cuối cùng sẽ cứng lại tạo thành cao răng, còn được gọi là vôi răng. Cao răng tích tụ có thể lan xuống dưới đường viền nướu, làm cho răng khó làm sạch hơn. Sau đó, chỉ có bác sỹ nha khoa mới có thể loại bỏ cao răng và ngăn chặn quá trình viêm chân răng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm chân răng?

Một số yếu tố nguy cơ gây viêm chân răng:

  • Hút thuốc;

  • Bệnh đái tháo đường;

  • Vệ sinh răng miệng kém;

  • Căng thẳng;

  • Di truyền;

  • Hàm răng khấp khểnh;

  • Suy giảm miễn dịch cơ bản, ví dụ: AIDS;

  • Vật liệu trám răng bị lỗi;

  • Dùng thuốc gây khô miệng;

  • Thay đổi nội tiết tố nữ, chẳng hạn như khi mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm chân răng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm chân răng, bao gồm:

  • Người hút thuốc lá.

  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

  • Vệ sinh răng miệng không tốt.

  • Sử dụng các thuốc gây khô miệng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm chân răng

Đánh giá lâm sàng.

Đôi khi cần chụp X quang nha khoa.

Việc khám răng và lợi kết hợp với việc khám và đo độ sâu túi lợi thường là đủ để chẩn đoán. Các túi lợi sâu hơn 4 mm cho thấy bệnh viêm quanh răng.

X quang nha khoa cho thấy tiêu xương ổ răng bên cạnh túi nha chu.

Phương pháp điều trị viêm chân răng hiệu quả

Điều trị các yếu tố nguy cơ.

Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.

Đôi khi sử dụng kháng sinh đường uống, đặt băng thuốc chứa kháng sinh hoặc cả hai

Phẫu thuật hoặc nhổ răng.

Điều trị các yếu tố nguy cơ như vệ sinh răng miệng kém, bệnh đái tháo đường hút thuốc lá sẽ cải thiện kết quả.

Đối với tất cả các dạng viêm chân răng, điều trị khởi đầu bao gồm lấy cao răng (làm sạch bằng dụng cụ bằng tay hoặc bằng siêu âm) và làm nhẵn chân răng (loại bỏ mô cement và ngà bệnh lý sau đó làm nhẵn chân răng) để loại bỏ mảng bám và cao răng.

Bệnh nhân vệ sinh răng miệng tại nhà là cần thiết, bao gồm cần đánh răng cẩn thận, dùng chỉ nha khoa và sử dụng đầu cao su giúp làm sạch. Có thể bôi hoặc súc miệng bằng chlorhexidine. Nha sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các thao tác trên. Bệnh nhân được đánh giá lại sau 3 tuần. Nếu tại thời điểm này, túi lợi không sâu hơn 4 mm thì chỉ cần điều trị bằng cách làm sạch định kỳ. Đôi khi cần tạo vạt lợi để có thể tiếp cận và làm sạch phần chân răng nằm sâu.

Nếu túi lợi sâu hơn thì có thể sử dụng kháng sinh toàn thân. Phác đồ chung là amoxicillin 500 mg x 3 lần/ngày trong 10 ngày. Bổ sung thêm gel có doxycycline hoặc các vi cầu chứa minocycline có thể được đặt vào các túi lợi đơn lẻ và khó chữa. Hiệu quả đạt được sau 2 tuần sau khi sử dụng thuốc.

Phương pháp điều trị khác là phẫu thuật loại bỏ túi và tạo hình xương (phẫu thuật loại bỏ túi lợi) để bệnh nhân có thể làm sạch khi rãnh lợi bình thường. Có thể phẫu thuật tái tạo và ghép xương được thực hiện để kích thích tăng trưởng xương ổ răng cho một số bệnh nhân. Nẹp các răng lung lay và mài chỉnh bề mặt răng có thể cần thiết để loại bỏ sang chấn khớp cắn. Trường hợp bệnh nhân nặng có thể cần nhổ răng. Cần loại bỏ hoặc điều trị các yếu tố nguy cơ.

Khoảng hơn 90% bệnh nhân bị loét hoại tử do HIV (viêm chân răng liên quan đến HIV) đáp ứng với điều trị phối hợp lấy cao răng và làm nhẵn chân răng, bơm rửa túi lợi bằng povidone-iode (nha sĩ bơm bằng bơm tiêm), súc miệng thường xuyên bằng chlorhexidine, sử dụng kháng sinh toàn thân, dùng là metronidazole 250 mg đường uống 3 lần/ngày trong 14 ngày.

Viêm chân răng tiến triển nhanh khu trú đòi hỏi phải phẫu thuật nha chu và sử dụng kháng sinh đường uống (ví dụ amoxicillin 500 mg 4 lần/ngày hoặc metronidazole 250 mg x 3 lần/ngày trong 14 ngày).

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm chân răng

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với nha sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để nha sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Phương pháp phòng ngừa viêm chân răng hiệu quả

 Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Viêm chân răng có thể được kiểm soát và điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng tốt.

  • Cạo vôi răng theo lịch của bác sĩ.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.cdc.gov/oralhealth/conditions/periodontal-disease.html
  2. https://www.msdmanuals.com/vi/

Các bệnh liên quan

  1. U xơ vòm mũi họng

  2. Sâu răng

  3. Mòn răng

  4. Ung thư nướu răng

  5. Câm

  6. Tật không có hàm

  7. Tụt lợi

  8. Khô miệng

  9. Nấm miệng

  10. Viêm lợi