Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ

Ngày 14/09/2020
Kích thước chữ

Đau thần kinh tọa là một trong những cơn đau xảy ra phổ biến do tình trạng chèn ép dây thần kinh. Nhiều người chưa nắm rõ về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh dẫn đến không có cách xử lý và điều trị kịp thời gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ qua bài viết sau nhé!

Đau thần kinh tọa bệnh học rất phổ biến, gây ra những cơn đau nhức lan rộng từ vùng dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Những cơn đau nhức gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người không biết đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân đau thần kinh toạ, bệnh có nguy hiểm không, chữa khỏi được không và phòng ngừa như thế nào? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa hay còn gọi với tên gọi khác là dây thần kinh hông to. Đây là dây thần kinh quan trọng và dài nhất của cơ thể con người, bắt đầu từ dưới thắt lưng kéo dài đến tận đầu ngón chân. Cơ thể có hai dây thần kinh tọa ở 2 bên phải và trái, làm nhiệm vụ điều khiển mỗi bên tương ứng. Dây thần kinh tọa có chức năng chi phối các hoạt động, động tác đi đứng, ngồi và điều khiển cảm giác của chân, đồng thời nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể mà nó đi qua.

Đau thần kinh tọa được hiểu là hiện tượng bị đau nhức cơ thể từ vùng thắt lưng dưới lan dọc xuống đùi (mặt ngoài), cẳng chân (mặt trước ngoài), mắt cá chân, bàn chân và ngón chân. Vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hướng lan của những cơn đau.

Đau dây thần kinh tọa xảy ra ở một bên và xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 – 50.Đau dây thần kinh tọa xảy ra ở một bên và xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 – 50.

2. Triệu chứng đau thần kinh tọa

Nếu có xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau có thể bạn đau bị đau thần kinh tọa:

  • Các cơn đau nhức từ thắt lưng lan dần xuống mông rồi xuống đến mặt sau đùi, bắp chân, bàn chân, thậm chí đầu ngón chân. Đây là triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình. Người bệnh cảm nhận được sự đau nhức, khó chịu ở những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua.
  • Tính chất cơn đau ở mỗi người sẽ khác nhau, có thể là đau nhẹ, đau nhói, cảm giác bỏng rát nhưng cũng có thể là đớn dữ dội vô cùng khó chịu. Đôi khi, người bệnh có thể có cảm giác như bị điện giật.
  • Đau nặng hơn khi người bệnh ho, hắt hơi, ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế.
  • Bên cạnh đó, có thể kèm theo các triệu chứng ngứa ran, tê bì, yếu cơ chân gây hạn chế di chuyển.

3. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Những cơn đau nhức xuất hiện khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, thông thường là do căn bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và gai cột sống gây ra. Nhưng cũng thế do hẹp ống sống thắt lưng, đau thần kinh ngoại biên, hội chứng tháp, chấn thương gây ra.

Nguyên nhân đau thần kinh toạ hiếm gặp hơn là do dây thần kinh tọa bị tổn thương do bệnh lý nào đó, điển hình là tiểu đường hoặc do có khối u chèn ép.

Đau thần kinh toạ do nhiều nguyên nhân, có thể do ít vận động hoặc do ngồi nhiềuĐau thần kinh toạ do nhiều nguyên nhân, có thể do ít vận động hoặc do ngồi nhiều

Bên cạnh đó, nguyên nhân đau thần kinh toạ còn do một số nguy cơ sau:

  • Thoát vị đĩa đệmLà nguyên nhân đau thần kinh toạ phổ biến nhất. Theo thời gian, các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống sẽ bị lão hóa, yếu dần và dễ bị tổn thương hơn. Khi bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách, sẽ khiến khối nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào ống sống và rễ thần kinh gây đau thần kinh tọa kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn.
  • Hẹp ống sống: Thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đây là hội chứng sinh ra bởi sự mài mòn tự nhiên của các đốt sống theo thời gian, gây áp lực lên rễ thần kinh tọa.
  • Các khối u trong cột sống: Đau thần kinh tọa có thể là hậu quả của một khối u phát triển bên trong hoặc phát triển dọc theo cột sống hoặc thần kinh tọa. Khi khối u phát triển sẽ gây chèn ép và gia tăng áp lực lên các dây thần kinh có nhánh chạy ra từ cột sống.
  • Nguyên nhân do hội chứng cơ hình lê (cơ tháp): Cơ hình lê là một cơ có hình dẹt nằm xiên ở mông và cạnh bờ trên của khớp háng. Khi cơ tháp bị co cứng sẽ đặt áp lực lên thần kinh tọa và gây ra triệu chứng đau.
  • Viêm khớp vùng chậu: Đặc trưng bởi tình trạng viêm của một hoặc cả hai bên khớp vùng chậu gây ra các cơn đau thần kinh tọa chạy dọc ở các bộ phận mông, vùng lưng dưới và chân. Nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu có thể do chấn thương, mang thai, nhiễm trùng…
  • Một số nguyên nhân đau thần kinh tọa khác: Chấn thương, nhiễm trùng, viêm cơ, gãy xương, béo phì, bệnh tiểu đường, dị tật bẩm sinh, thói quen ngồi lâu hoặc ít vận động trong thời gian dài, tai nạn lao động,… gây chèn ép thần kinh tọa.

4. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu cho biết, đau dây thần kinh tọa mặc dù tính chất cơn đau dữ dội, khó chịu tác động nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh nhưng không nguy hiểm, đa phần đều khỏi khi áp dụng các biện pháp điều trị thông thường. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, đau thần kinh tọa có thể tiến triển nặng gây ra một sống biến chứng nguy hiểm sau:

  • Mất cảm giác ở chân.
  • Yếu cơ chân, gây liệt chi, thậm chí tàn phế.
  • Rối loạn ruột, bàng quang.

5. Khi nào người bệnh cần khám bác sĩ?

Tình trạng đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu các cơn đau nhức kéo dài trên 1 tuần, mức độ đau cũng tiến triển nặng hơn thì người bệnh cần phải đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Ngoài ra, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:

  • Cơn đau nhức xuất hiện đột ngột, đau mạnh mẽ, dữ dội ở vùng thắt lưng kèm theo tình trạng cơ chân bị yếu hoặc tê bì chân.
  • Sau chấn thương ở vùng lưng bị đau nhức dữ dội.
  • Rối loạn, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Bạn nên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện ra bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thờiBạn nên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện ra bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời

6. Phòng ngừa đau thần kinh tọa

Để hạn chế được nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa, mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên để tăng cường sức mạnh cho lưng, cho cơ xương khớp, nâng cao sức khỏe toàn diện.
  • Ngồi đúng tư thế, tránh ngồi sai tư thế tăng áp lực lên cột sống dễ bị thoái hóa gây đau dây thần kinh tọa.
  • Cần nâng đỡ vật nặng đúng tư thế, hạn chế mang vác nặng, làm việc nặng quá sức.

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị đau thần kinh tọa là cần thiết. Tuy nhiên, chữa đau thần kinh tọa nhất định phải lấy căn nguyên của bệnh làm gốc thì hiệu quả điều trị mới bền vững.  Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức cũng như hiểu được nguyên nhân đau thần kinh toạ và có phương án chữa trị kịp thời.

Yến Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin