Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau dạ dày cấp tính là khái niệm quen thuộc với nhiều người, nhưng không phải ai cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Đau dạ dày cấp tính là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây đau dạ dày cấp tính là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Đau dạ dày cấp thường khởi phát đột ngột gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng đau thường xuất hiện ở ba vị trí chính: Vùng thượng vị, bụng giữa và bụng dưới bên trái.
Đau dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét. Theo thời gian, những ổ viêm loét này có thể lan rộng và ăn sâu hơn vào niêm mạc gây ra các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, đặc biệt là ở vùng bụng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đau bụng cấp tính có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Đau dạ dày cấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhận biết sớm cơn đau dạ dày cấp rất quan trọng. Người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng phổ biến như: Đau ở nhiều vị trí khác nhau trong bụng, buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn, chán ăn, ợ chua và nghiêm trọng hơn là xuất huyết dạ dày.
Đau dạ dày cấp là tình trạng rất phổ biến, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan, phớt lờ các triệu chứng và không thăm khám tại cơ sở y tế. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày mãn tính hoặc các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày.
Khi có cơn đau thượng vị, bệnh nhân cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời. Việc điều trị trước hết tập trung vào việc giảm đau, kháng viêm, chống tiết acid dịch vị và chống nôn. Nếu đau dạ dày nghi do ngộ độc thực phẩm, cần tiến hành điều trị ngay.
Trong các trường hợp nặng với cơn đau dữ dội, nôn ói kèm theo dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu.
Trong trường hợp viêm dạ dày do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại kháng sinh phù hợp. Hiện nay có nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn HP, tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Các phác đồ này thường bao gồm nhiều loại thuốc và thời gian điều trị kéo dài, điều này có thể gây bất tiện và làm bệnh nhân khó tuân thủ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân theo đúng phác đồ, không tự ý ngưng thuốc hay thay đổi phác đồ, vì điều này có thể dẫn đến vi khuẩn đề kháng và làm khó khăn cho việc điều trị sau này.
Nếu nghi ngờ đau dạ dày do thuốc, bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn phù hợp. Để tăng cường sức đề kháng, cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin B12.
Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng: Hạn chế thức ăn quá chua, cay, tránh uống rượu bia, ăn đúng giờ, ăn chậm và nhai kỹ. Cần nghỉ ngơi, thư giãn để tránh căng thẳng, không nên thức khuya sau 23 giờ và cũng không nên dậy quá sớm trước 5 giờ.
Nếu trong gia đình có người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP, cần rửa sạch và sát trùng các dụng cụ ăn uống bằng nước đun sôi, vì vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống.
Tóm lại, cơn đau dạ dày cấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kể độ tuổi. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan mà cần tìm hiểu kỹ thông tin liên quan và nhận diện đúng các dấu hiệu để phát hiện bệnh kịp thời. Nhận biết sớm và chủ động thăm khám khi cần là cách tốt nhất để điều trị hiệu quả và nhanh chóng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...