Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
H.Pylori có lẽ không xa lạ với nhiều người khi mà loại vi khuẩn này khá phổ biến trong đại đa số người dân Việt Nam. Người ta thường biết đến vi khuẩn HP như là một tác nhân cư trú trong ống tiêu hóa người và gây nên các rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ về loại vi khuẩn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vi khuẩn HP là gì?
(Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng ở dạ dày và tá tràng (một phần của ruột non) sau khi vào cơ thể. HP còn có thể gây viêm và kích thích ở dạ dày và là nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày tá tràng. Vậy vi khuẩn HP là gì, HP có lây không và triệu chứng của nhiễm HP sẽ được chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Vi khuẩn HP là gì? H.pylori (HP) là một loại vi khuẩn gây bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Nếu không được điều trị, vi khuẩn HP có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Người bị nhiễm HP, vi khuẩn sẽ đến và cư trú, phát triển ở dạ dày, tá tràng. Hoạt động của chúng đôi khi gây ra các khó chịu cho người nhiễm vi khuẩn này. Triệu chứng có thể bao gồm: Đau dạ dày, cảm giác nóng rát, đầy hơi, sụt cân hoặc thậm chí là nôn ra máu.
Những biến chứng do vi khuẩn HP gây ra:
Câu trả lời là ”Có”, H.pylori có thể lây từ người này sang người khác. Vi khuẩn HP có thể được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám răng và phân vì vậy vi khuẩn HP có thể lây truyền sang người khác khi hôn, hoặc đồ ăn, thức uống chứa vi khuẩn từ tay của người nhiễm không được rửa sạch sau khi đi vệ sinh.
Việt Nam là một đất nước có truyền thống bữa ăn gia đình với một chén nước chấm chung, đây là con đường lây HP phổ biến nhất. Người bệnh và người không mắc bệnh cùng chấm chung trong một chén nước mắm, vi khuẩn từ người bệnh theo đũa, muỗng đến ở sẵn trong chén và có thể nhiễm cho người lành bệnh.
Một số trường hợp ung thư dạ dày có tiền sử bị loét dạ dày HP dương tính trước đó. Nếu bạn bị nhiễm H.pylori, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày sau này. Nếu bạn có tiền sử gia đình ung thư dạ dày và có các yếu tố nguy cơ gây ung thư khác kể cả bạn không có bất kỳ triệu chứng viêm loét dạ dày nào, bạn nên xét nghiệm tìm vi khuẩn HP. Bên cạnh việc sàng lọc và điều trị vi khuẩn HP, việc thay đổi lối sống như ăn nhiều rau củ quả, chất xơ trong chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Chỉ 20% người nhiễm HP có triệu chứng và thường đó là những người bị viêm loét dạ dày do HP. Sau đây là các triệu chứng của khi bị nhiễm HP:
Khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HP, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm một trong các xét nghiệm sau:
Nếu bạn nhiễm H.Pylori không có triệu chứng, bạn không cần phải điều trị. Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP, bạn nên tránh uống thuốc kháng viêm không không steroid (NSAIDs) vì thuốc này làm tăng nguy cơ phát triển loét.
Người bị loét dạ dày H.Pylori có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh phối hợp với thuốc kháng tiết. Kháng sinh thường sử dụng phối hợp 2 thuốc kê đơn trong số các thuốc sau: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline. Thuốc kháng tiết là những chất ức chế bơm proton, những thuốc thường sử dụng bao gồm Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazol và Lansoprazole. Một số trường hợp Bismuth Subsalicylate được sử dụng phối hợp thêm để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Phác đồ điều trị vi khuẩn HP thường kéo dài 14 ngày.
Cho đến nay vẫn chưa có vaccin phòng vi khuẩn H. Pylori. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.Pylori bằng cách:
Qua bài viết này, chúng ta biết được vi khuẩn HP là gì và những biến chứng do vi khuẩn HP gây ra. Do đó, hãy có quy tắc ăn uống lành mạnh để tránh bị nhiễm HP nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.