Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em đau ở đầu gối hay vấn đề đau đầu gối ở tuổi thiếu niên hiện nay rất phổ biến. Vậy cách xử trí cho trẻ em khi đau đầu gối như thế nào? Hãy cùng xem bài viết dưới đây để biết thêm thông tin quan trọng nhé!
Tình trạng đau xương khớp, đau nhức chân tay, nhưng chỉ ở mức nhẹ thoáng qua là than phiền thông thường hay gặp ở trẻ tuổi học đường sau một ngày dài chạy nhảy nhiều hoặc đôi khi có xô ngã. Nếu trẻ bị đau mỏi sau khi vận động quá nhiều hoặc do va chạm thì không có vấn đề đáng lo ngại.
Đau đầu gối ở trẻ em có thể liên quan đến các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ em bị đau đầu gối, đau xương khớp tái diễn, dai dẳng, gây hạn chế vận động thì các bậc phụ huynh cần cho con em đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu đau đầu gối ở trẻ em và cách xử trí qua vài viết sau nhé!
Đau đầu gối ở trẻ em thường xuất hiện vào ban đêm và đỡ dần hơn vào buổi sáng. Vị trí đau thường xảy ra ở phía sau khớp gối, đau ở đùi hoặc ở bắp chân. Tuy nhiên đau đầu gối ở trẻ em rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Các nguyên nhân đau đầu gối ở trẻ em thường như sau:
Theo như thống kê, có 30% trẻ em bị đau đầu gối trong đó có một nửa là do tăng trưởng. Đau đầu gối do tăng trưởng thường xuất hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 3 – 10 tuổi và biến mất dần ở độ tuổi thiếu niên. Các cơn đau đầu gối do tăng trưởng thường vô hại và không có biến chứng nguy hiểm. Đặc điểm của đau đầu gối do tăng trưởng ở trẻ em như sau:
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do tăng trưởng
Nguyên nhân đau đầu gối do tăng trưởng chưa được xác định. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến hội chứng chân không yên hoặc do trẻ em hoạt động thể chất quá mức như: Leo trèo, chạy nhảy… Hiện tại chưa có cách điều trị cho tình trạng này. Phụ huynh có thể giúp trẻ xoa bóp cho đỡ đau hoặc chườm nóng giúp giảm cơn đau đầu gối cho trẻ.
Trẻ em thường hiếu động, khi vận động thường xuyên, hay do ngồi xổm liên tục có thể bánh chè hoạt động quá mức, dẫn đến viêm gân bánh chè, làm tổn thương các sợi gân, điều này làm cho đầu gối viêm và đau.
Triệu chứng phổ biến của đau đầu gối do viêm gân bánh chè là đau nhiều ngay trên gân xương bánh chè, cảm thấy đau nhiều khi ngồi xổm, chạy nhảy… Viêm gân bánh chè được cải thiện bằng cách hạn chế hoạt động đến khi cơn đau cải thiện. Nên cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Một số trẻ thậm chí cần mang dây đai để hỗ trợ đầu gối.
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do viêm gân bánh chè
Phụ huynh có thể kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu như: Chườm lạnh hoặc chườm nóng giúp cho trẻ đỡ đau. Nếu đau dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bác sĩ sẽ kiến nghị tiêm cortison cho trẻ. Hoặc thậm chí một số trẻ có thể sẽ phải phẫu thuật nếu có thêm nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của trẻ.
Viêm củ lồi trước xương chày hay còn gọi là bệnh Osgood - Schlatter. Bệnh xảy ra khi cơ, xương và gân của trẻ phát triển nhanh chóng nhưng không cùng một lúc. Khi đó có thể gây áp lực lên một số nhóm cơ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng, vận động của trẻ.
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do viêm củ lồi trước xương chày
Triệu chứng phổ biến khi bị viêm củ lồi trước xương chày là trẻ đi khập khiễng sau khi vận động, đau dưới đầu gối, sưng tấy trên xương ống chân và căng cứng cơ. Các cơn đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, kéo dài hàng tuần và có khi lên đến hàng tháng. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục. Bên cạnh đó phụ huynh cần hỗ trợ con như sau:
Đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp vị thành niên là bệnh lý tự miễn dịch được xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe của cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch giải phóng các chất gây tổn thương các mô, dẫn đến đau và viêm. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ em từ 6 – 16 tuổi. Ngoài đau đầu gối là dấu hiệu dễ nhận biết thì triệu chứng bao gồm nóng khớp gối và đầu gối tấy đỏ.
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp vị thành niên
Phụ huynh có thể kết hợp với các biện pháp tập vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên hoặc có thể sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng. Nếu đau nhiều quá thì nên đưa trẻ đến chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị để tránh các rủi ro liên quan.
Bạch cầu là bệnh bắt đầu bên trong của tủy xương, đây cũng là loại ung thư rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh bạch cầu có thể là nguyên nhân gây đau đầu gối, đau xương khớp và kèm theo một số triệu chứng khác như:
Cách xử trí khi trẻ đau đầu gối do bệnh bạch cầu
Các biện pháp điều trị chứng đau đầu gối do bệnh bạch cầu rất cần sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ chuyên môn.
Vấn đề đau đầu gối ở trẻ em thường khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên có khoảng 1/3 số trẻ em trong độ tuổi đi học đều trải qua cơn đau này và thường có dấu hiệu khỏi khi trưởng thành. Trên đây là những nguyên nhân đau đầu gối ở trẻ em và cách xử trí. Nhưng nếu cơn đau dữ dội ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kèm theo các triệu chứng liên quan khác được kể trên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con em mình đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất nhé.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.