Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây đau khớp háng không đi được và cách điều trị

Ngày 27/02/2022
Kích thước chữ

Đau khớp háng có ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát hoạt động hai chân và vấn đề đi lại của người bệnh. Đau khớp háng không đi được là trở ngại mà nhiều người bệnh đau khớp háng gặp phải.

Háng là khu vực nằm giữa bụng và chân, kết hợp với 5 nhóm cơ để chân có thể di chuyển nhẹ nhàng. Vậy nên tính trạng bệnh đau khớp háng ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người bệnh. Đau khớp háng không đi được là trở ngại mà nhiều người bệnh đau khớp háng gặp phải. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết sau.

Nguyên nhân đau khớp háng không đi được

Đau khớp háng không đi được là tình trạng không phải hiếm gặp, triệu chứng này phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Một số nguyên nhân đau khớp háng được xác định là do những yếu tố sau:

Không do bệnh lý ở háng mà do chấn thương

Thực tế thì nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng chủ yếu là do chấn thương cơ học, đặc biệt thường gặp ở những vận động viên thể thao có động tác liên quan hoặc hoạt động thể chát quá mức. Cụ thể như: tổn thương cơ, dây chằng hay gân ở khu vực háng.

Nguyên nhân gây đau khớp háng không đi được và cách điều trị 3

Triệu chứng này phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào

Tuy nhiên những tổn thương này chưa ảnh hưởng đến xương háng mà chủ yếu là chấn thương vật lý khi làm việc, luyện tập quá mức dẫn đến căng cơ, giãn dây chằng hoặc một số điểm bám gân ở háng. Tình trạng này hay gặp nhất với những vận động viên có cường độ luyện tập cao.

Đau khớp háng do nguyên nhân bệnh lý

Thường thì những bệnh nhân đau khớp háng do bệnh lý sẽ ở mức độ nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn so với đau khớp háng do chấn thương. Một số bệnh lý dẫn đến đau khớp háng bao gồm:

  • Thoái hóa khớp háng: Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh phổ biến với những người lớn tuổi. Do quá trình hoạt động kéo dài dẫn đến mòn khớp, khiến lớp sụn khớp mỏng đi và dần dần biến mất. Khi đó khe khớp bị hẹp, gai xương xuất hiện, tình trạng đau khớp bắt đầu lên mức độ nghiêm trọng. Người bệnh bị thoái hóa khớp háng thường đau nặng, vì vậy nên hạn chế hoạt động, đặc biệt những hoạt động liên quan đến xương khớp háng. Với tình trạng bệnh nặng thì cần được phẫu thuật hay háng nhân tạo để khắc phục.
  • Viêm khớp dạng thấp: Một số người cho rằng viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở cột sống lưng, xương chi dưới, song xương háng cũng có thể chịu ảnh hưởng ít nhiều. Thường thì biểu hiệu của bệnh viêm khớp háng là tình trạng đau, sưng, cứng khớp tại một thời điểm nhất định. Nếu bạn bị đau khớp háng không đi được do viêm khớp dạng thấp thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt, không thì bệnh sẽ dễ tiến triển khiến khớp biến dạng.
  • Bệnh lý khớp háng ở trẻ nhỏ: Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể gặp tình trạng đau khớp háng ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ xương cũng như khả năng đi lại về sau ở trẻ. Bệnh này thường gây thoái hóa khớp ở mức độ chậm tuy nhiên lại mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
  • Hoạt tử vô khuẩn chỏm xương ở đùi: Tổn thương chỏm xương đùi là một dạng tổn thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi xảy ra sau chấn thương như trật khớp háng, gãy cổ xương đùi,... một số trường hợp khác là do tự phát. Bệnh nhân không chỉ bị đau khớp háng mà còn bị hạn chế vận động.
  • Do thoát vị bẹn: Đau khớp háng do thoát vị bẹn là tình trạng niêm mạc hoặc ruột di chuyển ra khỏi khoang bụng, mắc kẹt ở ống bẹn. Tình trạng này tạo ra sức ép lên các cơ vùng háng, đồng thời có thể dẫn đến nhiễm trùng, sưng to gây đau.
  • Một số nguyên nhân khác: Đau khớp háng còn do nhiều nguyên nhân như: Viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, chèn ép dây thần kinh liên quan, sưng hạch bạch tuyết, gãy nứt xương ở gần háng, viêm khớp háng, u nang buồng trứng,...

Nguyên nhân gây đau khớp háng không đi được và cách điều trị 2

Đau khớp háng do nguyên nhân bệnh lý

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau khớp háng?

Để điều trị hiệu quả thì bạn cần xác định đúng nguyên nhân đau khớp háng. Khi đi thăm khám, các bác sĩ sẽ có những phương pháp phù hợp để xác định nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng chính xác nhất.

  • Chẩn đoán hình ảnh: Là chụp X-quang, chụp MRI, siêu âm,... Những phương pháp này nhằm tìm ra nguyên nhân gây đau khớp háng là do chấn thương tạm thời hay do bệnh lý.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm tổng thể sẽ giúp xác định cơn đau khớp háng có liên quan đến nhiễm trùng hay không, nếu có thì cần được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó xét nghiệm máu cũng là để tìm nguyên nhân khác gây đau khớp háng như do viêm khớp thấp hay thiếu calci.

Nguyên nhân gây đau khớp háng không đi được và cách điều trị 1

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau khớp háng

Một số phương pháp điều trị đau khớp háng không đi được hiệu quả

Có những biện pháp cơ bản sau nhằm khắc phục đau khớp háng được thực hiện phổ biến:

  • Giảm cân: Việc giảm cân sẽ làm giúp giảm đi áp lực trọng lượng cơ thể nên từ đó các khớp háng cũng giảm đau hiệu quả hơn.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm để khớp háng có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Vậy nên bạn nhân cần hạn chế đi bộ đường dài, chơi môn thể thao nặng hay leo cầu thang.
  • Vật lý trị liệu: Một số phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng như xoa bóp, nhiệt trị liệu, laser, bấm huyệt có thể sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau khớp và những tổn thương khác.
  • Uống thuốc: Đau khớp háng cũng có thể cải thiện bằng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như aspirin, naproxen hay ibuprofen. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các thuốc này có thể gây tác dụng phụ nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Điều trị bằng cách phẫu thuật: Nếu các phương pháp trên không đem lại kết quả điều trị tích cực thì sẽ dùng đến phương pháp phẫu thuật. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh đau khớp háng không đi được mà bạn nên biết. Cần lưu ý rằng điều trị kết hợp nghỉ ngơi và vận động hợp lý thì tình trạng đau khớp mới cải thiện nhanh được nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin