Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay và cách phòng ngừa hiệu quả

Ngày 14/02/2022
Kích thước chữ

Đau mỏi vai gáy, tê mỏi chân tay không còn là những triệu chứng hiếm gặp, bởi nó có thể hình thành do thói quen xấu, sinh hoạt và tư thế không hợp lý, yếu tố tuổi tác... Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về xương khớp.

Đau mỏi vai gáy, tê mỏi chân tay là những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân có vấn đề về cột sống như: Thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. Nếu thường xuyên bị đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, bạn nên đi khám kịp thời, xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Đau mỏi vai gáy, tê mỏi chân tay là những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân có vấn đề về cột sống Đau mỏi vai gáy, tê mỏi chân tay là những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân có vấn đề về cột sống

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

Thông thường, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay là triệu chứng mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là người cao tuổi. Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện ở những người có đặc thù công việc phải giữ một tư thế quá lâu và hoạt động sai tư thế. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

Do tuổi tác

Lão hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể, càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy, những người lớn tuổi có xương khớp yếu hơn và hệ mạch máu hoạt động kém hơn so với những người trẻ tuổi. Do đó, người lớn tuổi dễ bị đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay hơn.

Do tính chất công việc

Nhân viên văn phòng, công nhân may mặc, lái xe, công nhân sản xuất, nhân viên đánh máy…, thường xuyên ngồi một chỗ quá lâu sẽ gây nhiều áp lực cho cột sống, lưng, phần bả vai và cánh tay. Hoặc những người làm việc nặng nhọc, mang vác nặng cũng dễ bị đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

Lạm dụng cơ quá mức

Lạm dụng cơ bắp là nguyên nhân tương đối phổ biến gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì tứ chi, dẫn đến tổn thương và viêm nhiễm hệ cơ xương khớp. Tình trạng này thường xảy ra do thường xuyên lao động nặng nhọc hoặc hoạt động thể chất gắng sức.

Thực hiện sai tư thế

Nằm, ngồi, sinh hoạt sai tư thế hoặc giữ một tư thế quá lâu có thể gây căng cơ, gân và hệ thống mô mềm, hoặc có thể gây áp lực lên các rễ dây thần kinh. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

Có thể kể đến những tư thế gây đau nhức, tê mỏi tứ chi như kê gối quá cao, ngủ không trở mình, nằm nghiêng trong thời gian dài gây nhiều áp lực lên cánh tay…

Nằm nghiêng trong thời gian dài gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay Nằm nghiêng trong thời gian dài gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay

Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi, nhất là khi trời chuyển lạnh, những người có tiền sử đau nhức xương khớp cũng dễ mắc các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

Căng thẳng quá mức

Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Căng thẳng thường xuyên có thể cản trở quá trình lưu thông máu của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể đau nhức và tê bì tứ chi.

Với những nguyên nhân trên, người bệnh hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách thay đổi tư thế, thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà và các bài tập đơn giản.

Tuy nhiên, đau vai gáy cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về xương khớp. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh thoái hóa khớp có thể tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và thậm chí là tàn phế.

Giải pháp cho người bị đau mỏi vai gáy tê bì chân tay

Thay đổi tư thế đúng

Để giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa đau vai, bạn cần giữ tư thế thích hợp cho dù đang làm việc, nghỉ ngơi hay thực hiện các hoạt động sau:

  • Tư thế ngủ: Dùng gối không quá cao cũng không quá thấp, gối cao khoảng 10cm vừa với độ cong sinh lý của gáy. Khi nằm, nên kê phần trên của vai lên gối để tránh kéo căng cột sống cổ và cơ vai. Không nên nằm nghiêng quá nhiều vì có thể chèn ép vùng cơ này và gây đau.
  • Ngồi xem tivi: Bạn nên kê gối tựa lưng, hơi ngả đầu ra sau ghế, thả lỏng cột sống, tựa cổ vào điểm phù hợp với độ cong tự nhiên của cổ.
  • Khi làm việc: Giữ thẳng lưng và thẳng cổ. Nếu phải ngồi một chỗ quá lâu, bạn nên đứng dậy vận động nhẹ sau khoảng 30 phút đến 1 giờ. Điều này giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn máu.

Giảm thiểu, kiểm soát căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lý

Căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây đau vai gáy, tê bì tay chân. Vì vậy, công việc và nghỉ ngơi cần được sắp xếp hợp lý để tránh căng thẳng, stress. Hãy luôn lạc quan và thoải mái. Để giảm thiểu căng thẳng, bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền…, điều này sẽ giúp tinh thần sảng khoái hơn.

Căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể đau nhức và tê bì tứ chi Căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể đau nhức và tê bì tứ chi

Xoa bóp, massage

Xoa bóp, massage là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp người bệnh đối phó tốt với tình trạng đau mỏi vai gáy, tê mỏi, tê bì tứ chi. Ngoài việc giảm đau, nó còn thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn, giải phóng sự chèn ép ở gân và cơ.

Bạn chỉ cần xoa hai lòng bàn tay vào nhau để tạo nhiệt, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp vùng bị đau trong 15 đến 20 phút, thao tác thật nhẹ nhàng và chậm rãi để không làm tổn thương các mô mềm.

Thường xuyên hoạt động thể chất

Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để tập các bài tập cổ, vai, lưng hoặc các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội…, cũng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp hệ xương khớp được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên chọn một bài tập phù hợp với cơ thể của mình. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được tập luyện gắng sức.

Các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện, bệnh nhân cần được chủ động thăm khám để làm rõ nguyên nhân, đưa ra lời khuyên điều trị tương ứng, đồng thời bạn hãy tìm hiểu các biện pháp bảo vệ cơ thể toàn diện để phòng ngừa hội chứng này nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin