Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng thoái hóa khớp xuất hiện hầu hết ở những người lớn tuổi, bất kể nam hay nữ. Vì thế mà người bị chấn thương cần phục hồi phần sụn khớp hoặc các bệnh nhân bị thoái hóa khớp thắc mắc rằng liệu sụn khớp có tái tạo được không? Và có những phương pháp nào để tái tạo sụn khớp? Bài viết nào đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thoái hóa khớp diễn ra theo quy luật của sụn khớp, đĩa đệm sau một thời gian dài hoạt động. Bệnh xuất hiện phụ thuộc vào tính chất của công việc và tuổi tác. Vậy liệu sụn khớp có tái tạo được không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Trước khi giải đáp về sụn khớp có tái tạo được không, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về sụn khớp, để bạn có thể hiểu hơn về tầm quan trọng của thành phần này đối với hệ thống xương khớp của cơ thể. Sụn là một loại mô liên kết trơn, là thành phần cấu tạo nên xương quan trọng. Với cấu tạo đặc biệt, sụn có độ đàn hồi, linh hoạt vừa cứng chắc vừa mềm dẻo. Sụn gồm 2 phần chính là tế bào sụn và chất căn bản sụn.
Sụn khớp đóng vai trò quan trọng trong sự vận động, di chuyển của các khớp xương. Sụn khớp nằm ở vị trí tiếp giáp giữa hai xương. Vì thế mà sụn khớp đóng vai trò như một lớp đệm, nhằm giảm sự ma sát trực tiếp giữa hai phần đầu xương với nhau khi chúng ta vận động.
Tuy sụn khớp đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động nhưng cấu trúc của chúng lại không chứa các dây thần kinh chi phối trực tiếp và cũng không nhận được sự nuôi dưỡng từ các mạch máu. Sụn khớp nhận được chất dinh dưỡng nhờ quá trình thẩm thấu qua những cấu trúc khác trong hệ thống xương khớp như dịch khớp, màng hoạt dịch, xương dưới sụn,...
Sụn khớp rất dễ bị thoái hóa, hao mòn âm thầm theo thời gian và tuổi tác, khó nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu gây mất sụn khớp bạn cần lưu ý:
Giống như bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, sụn khớp cũng dần hao mòn và thoái hóa theo quá trình lão hóa tự nhiên. Việc này làm giảm sự mềm dẻo và độ đàn hồi của sụn, làm sụn khớp mỏng dần, xơ cứng và giảm chức năng bảo vệ vốn có.
Sụn có thể bị tổn thương sau các lần té ngã, va chạm giao thông hoặc chấn thương trong quá trình sinh hoạt. Sau các chấn thương này, sụn có nguy cơ bị yếu đi, giảm sự đàn hồi và chức năng của chúng. Ngoài ra, chấn thương cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình thoái hóa làm cho sụn khớp bị hao mòn.
Khi cơ thể bị thừa cân, béo phì, các sụn khớp phải chịu một áp lực lớn hơn so với những người có cân nặng lý tưởng. Điều này làm tăng nguy cơ sụn khớp bị hao mòn, thoái hóa.
Nếu công việc của bạn phải ngồi một chỗ, ít vận động trong thời gian dài, khả năng tiết dịch khớp giảm, từ đó quá trình lưu thông máu và các chất dinh dưỡng cũng bị cản trở, dẫn đến sụn khớp sẽ suy giảm chức năng, tính mềm dẻo và sự đàn hồi. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị hao mòn sụn.
Nếu công việc của bạn thường xuyên phải hoạt động nặng nhọc, khi ấy các sụn khớp phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương và hao mòn. Các sụn khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất trong trường hợp này là mắt cá chân và khớp gối.
Nếu bạn gặp phải các tình trạng bệnh dưới đây, sụn khớp của bạn dù ít hay nhiều cũng có thể ảnh hưởng và nhanh chóng hao mòn:
Vấn đề “Sụn khớp có tái tạo được không?” được nhiều người quan tâm, nhất là các đối tượng mắc bệnh loãng xương, thoái hóa khớp hay đối tượng bị chấn thương sụn. Theo các chuyên gia, khi sụn khớp bị tổn thương, chúng vẫn có thể tái tạo được. Tuy nhiên, quá trình tái tạo này chỉ diễn ra ở một phần nhỏ của sụn và cần phải can thiệp của ngoại khoa. Bên cạnh đó, khả năng tái tạo của sụn khớp còn phụ thuộc vào tình trạng sụn bị tổn thương, các bệnh lý đi kèm và độ tuổi hiện tại của bệnh nhân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tái tạo các tế bào ở động vật diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn so với con người. Quá trình tái tạo sụn khớp chỉ diễn ra một phần và phải được bệnh nhân chăm sóc đúng cách mới thấy được hiệu quả. Quá trình phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn so với những người trẻ.
Điều gây khó khăn trong quá trình tái tạo sụn khớp là sụn không có nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng trực tiếp mà chỉ nhờ vào những mạch máu ở chu vi ngoài sụn. Việc này khiến cho quá trình tái tạo và chữa lành sụn bị trì trệ.
Thông thường, bên cạnh việc tác động của ngoại khoa, người bệnh cần được bổ sung glucosamine, collagen và nước để thúc đẩy quá trình chữa lành sụn. Ở đối tượng bị thoái hóa sụn khớp, sụn chỉ được tái tạo một phần nên việc thoái hóa khớp vẫn luôn diễn ra. Việc này khiến cho bệnh nhân đau nhức dữ dội. Đồng thời gặp tình trạng cứng khớp, khô khớp và nặng hơn khi bệnh nhân cử động khớp.
Vì vậy, đối với người bị thoái hóa khớp hoặc người lớn tuổi chủ yếu được áp dụng biện pháp nhằm hạn chế triệu chứng giúp di chuyển, vận động dễ dàng hơn. Đồng thời ngăn bệnh tiến triển và làm chậm quá trình lão hóa.
Sụn khớp có thể được tái tạo bằng nhiều phương pháp dưới đây:
Các thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm góp phần chống lão hóa, đồng thời giúp nuôi dưỡng sụn. Vì thế, bổ sung các chất cần thiết từ thực phẩm được xem là phương pháp tái tạo sụn và làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả.
Ghép sụn khớp được chỉ định cho bệnh nhân bị tổn thương sụn khớp không quá nặng và các mô xung quanh còn khỏe mạnh. Phương pháp này giúp sụn khớp được tái tạo, đồng thời hạn chế khớp bị thoái hóa. Có hai loại ghép sụn khớp được chỉ định tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân:
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu về tính hiệu quả của nó.
Thuốc tái tạo sụn khớp được dùng cho những bệnh nhân có sụn khớp bị hỏng do thoái hóa khớp, lão hóa hoặc chấn thương. Các loại thuốc này có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho xương và sụn hiệu quả đồng thời giảm các tình trạng viêm khớp, đau nhức khớp. Bạn nên lựa chọn các thuốc có thành phần như: Glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, vitamin D, vitamin A, canxi.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân gây mất sụn khớp và giải đáp thắc mắc sụn khớp có tái tạo được không. Tuy có thể tái tạo được nhưng hơn hết, bạn nên có những biện pháp bảo vệ sụn khớp như thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh và lưu ý đến cân nặng nhé!