Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt là một trong những tình trạng thường gặp ở bất kỳ đối lứa tuổi nào. Triệu chứng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy trong trường hợp sốt kèm đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Sốt kèm đau bụng là các triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và gây ra lo lắng cho nhiều người. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt kèm đau bụng là gì? Việc xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt kèm đau bụng sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Hiện tượng sốt kèm đau bụng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ em và người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tình trạng sốt kèm đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau hay có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến như:
Tiêu chảy cấp là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp có thể là do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hoá khi ăn uống không vệ sinh, tiêu thụ thực phẩm hư hỏng,… Người bị tiêu chảy cấp thường gặp phải các triệu chứng như:
Triệu chứng sốt kèm đau bụng dưới bên phải có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh có thể bị đau bụng kèm sốt nhẹ, cơn đau bụng thường bắt đầu ở xung quanh rốn rồi lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải, kéo dài và tăng dần.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm ruột thừa, chẳng hạn như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập hoặc do khối u hay tắc nghẽn phân tại vị trí ống nối giữa ruột thừa và ruột già.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc đại tràng do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tổn thương. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng bệnh ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau.
Ở những trường hợp viêm đại tràng xảy ra do trực khuẩn, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt kèm đau bụng và đi ngoài. Người bệnh có thể bị mất nước và suy kiệt nếu tình trạng này kéo dài.
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch acid dạ dày trào ngược lên phía thực quản. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, xuất hiện cơn đau quặn vùng thượng, đau tức ngực, chán ăn và một số trường hợp người bệnh có thể bị sốt nhẹ.
Tắc ruột là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó trẻ từ 3 tháng tuổi đến 2 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất. Khi bị tắc ruột, mạch máu nuôi dưỡng đến ruột sẽ bị tắc nghẽn, từ đó gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, sốt, ớn lạnh và nôn ói. Nếu không được xử trí kịp thời, tắc ruột có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột, thủng ruột và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Mặc dù vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng kích thích ruột nhưng các chuyên gia cho rằng, hội chứng này có thể có liên quan đến một số yếu tố như chế độ ăn uống, di truyền, stress kéo dài hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Một số triệu chứng của hội chứng kích thích ruột có thể kể đến như:
Nếu bạn bị sốt kèm đau bụng dữ dội hoặc kéo dài trên 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời.
Nếu gặp phải một trong các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây thì bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức, bao gồm:
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây sốt kèm đau bụng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp cho bệnh nhân.
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số cận lâm sàng như:
Bạn có thể áp dụng một trong các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng sốt kèm đau bụng, cụ thể như sau:
Khi gặp phải triệu chứng sốt kèm đau bụng đi ngoài nhiều lần thì cơ thể sẽ bị mất nước và điện giải. Lúc này, người bệnh cần bù nước và điện giải cho cơ thể thông qua đường uống dung dịch oresol hoặc truyền dịch theo đường tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động uống nhiều nước ấm, có thể uống nước lọc hoặc uống nước ép hoa quả, rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng sốt kèm đau bụng, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong đó, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Đối với những trường hợp bị sốt cao không thuyên giảm khi đã áp dụng nhiều cách hạ sốt khác thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Ở những bệnh nhân sốt nhẹ thì có thể hạ thân nhiệt bằng cách lau người bằng nước ấm hoặc chườm ấm ở các vị trí như trán, nách, cổ bẹn, đồng thời nới lỏng quần áo và nghỉ ngơi ở những nơi kín gió, khô thoáng.
Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào mà xuất hiện triệu chứng sốt kèm đau bụng thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng các biện pháp điều trị không khoa học.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được nguyên nhân của tình trạng sốt kèm đau bụng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đi kèm và tìm kiếm sự tư vấn y tế kịp thời là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả. Người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng của mình, vì việc chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp cải thiện kết quả điều trị và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...