Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân khiến bạn bị đau quanh khớp vai lâu ngày

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ

Chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng khi gặp phải tình trạng đau quanh khớp vai lâu ngày. Nguyên nhân gây ra những cơn đau này là gì? Làm sao cải thiện và thoát khỏi căn bệnh này?

Tình trạng đau khớp nói chung hay đau quanh khớp vai nói riêng có thể xuất hiện với bất kỳ lứa tuổi nào. Đây có phải là bệnh lý không? Làm thế nào để cải thiện và thoát khỏi những cơn đau này. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây đau quanh khớp vai

Khớp vai là điểm tiếp nối của 3 xương chính gồm xương đòn, xương cánh tay và xương bả vai. Hỗ trợ cho hoạt động của khớp chính là mạng lưới cơ bắp, gân, dây chằng, bao hoạt dịch và nhóp cơ chóp xoay. Vì nằm ở vị trí đầu cánh tay nên khớp vai cũng là điểm quan trọng, giúp duy trì hoạt động của cánh tay trong việc thực hiện chức năng vận động.

Bởi có tính ảnh hưởng lớn nên khớp vai dễ gặp tổn thương bởi nhiều yếu tố, thường đến từ một vài nguyên nhân sau:

dau-quanh-khop-vai-1 Những cơn đau quanh khớp vai ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh

Thoái hóa

Khi bước vào độ tuổi trung niên trở đi, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Các chức năng trao đổi dinh dưỡng không ổn định khiến xương khớp dần suy yếu. Phổ biến nhất là tình trạng khô dịch khớp, khiến lớp sụn bảo vệ bị mài mòn. Khi vận động, các đầu xương ma sát vào nhau gây nên tiếng lục đục hoặc những cơn đau. Nếu tình trạng này càng tiến triển, các dấu xương sẽ không còn nguyên vẹn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh.

Vận động mạnh

Đau quanh khớp vai thường xuất hiện trong những tình huống bạn đang hoặc sau khi vận động cường độ mạnh, ví dụ như mang vác vật nặng, chống đẩy, chạy bộ, rung xóc khi lái xe máy,...

Chấn thương

Bạn dễ gặp chấn thương vùng vai nhất khi bị té ngã với tư thế tay chống xuống đất, hoặc tiếp đất hay va chạm với vật rắn bằng vai. Những chấn thương này không chỉ gây nên đau quanh khớp vai, mà còn có thể khiến bạn bị rách da, trật khớp vai, gãy xương, đứt dây chằng,...

dau-quanh-khop-vai-2 Vùng vai là vị trí dễ gặp chấn thương

Viêm quanh khớp vai

Những bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thường gặp với những trường hợp phổ biến như sau:

  • Đau khớp vai đơn thuần: Tình trạng này thường gặp sau khi bệnh nhân vận động quá sức, tái chấn thương vùng vai. Cảm giác đau tăng khi vận động hoặc khi co cánh tay lại.
  • Đau vai cấp: Bệnh nhân gặp những cơn đau dữ dội và xuất hiện đột ngột. Vai sưng to, nóng, cảm giác đau lan từ vai đến cổ hoặc xuống tay, thậm chí là bàn tay. Một số bệnh nhân bị sốt nhẹ khi đau và không thể di chuyển cánh tay.
  • Giả liệt khớp vai: Vùng vai đau dữ dội, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo hoặc răng rắc. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện mảng bầm tím ở vùng vai trước khi gặp cơn đau vài ngày. Người bệnh gặp phải tình trạng này khó có thể chủ động sử dụng tay.
  • Cứng khớp vai: Cơn đau đôi lúc xuất hiện vào ban đêm. Hạn chế vận động các động tác chủ động cũng như thụ động.

Cách cải thiện chứng đau quanh khớp vai

Áp dụng vật lý trị liệu

Nếu những cơn đau quanh khớp vai không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn có thể đến các cơ sở hỗ trợ phục hồi chức năng để được điều trị. Yếu tố quyết định cho kết quả chính là sự kiên trì và cố gắng của bạn. Một số phương pháp thường được áp dụng phổ biến thường là: Sử dụng xung điện, sóng ngắn, sóng siêu âm, tác dụng nhiệt,...

Dùng thuốc

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau, hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Thế nhưng, để đảm bảo kết quả điều trị như mong đợi, bạn nên đi thăm khám chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.

Chường nóng/lạnh

Đây là một trong những biện pháp giúp giảm đau tức thời mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Chỉ cần khăn và nước sạch, thấm nước ấm, nước lạnh hoặc xen kẽ đắp lên vùng bị đau. Tuy nhiên, cách này không thể áp dụng cho những cơn đau đã kéo dài qua nhiều ngày hay nhiều tuần.

Tập thể dục vừa phải

Xương khớp có một sức chịu lực nhất định. Vì vậy khi rèn luyện thân thể, bạn nên chú ý sử dụng lực một cách vừa phải. Tránh để xảy ra chấn thương hoặc những hậu quả đáng tiếc về sau.

Dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là xương khớp. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh, trái cây, các loại hạt và đậu,... giúp xương luôn được bền bỉ và chắc khỏe.

dau-quanh-khop-vai-3 Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp xương khớp luôn khỏe mạnh

Đau quanh khớp vai hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn lưu ý hơn với yếu tố dinh dưỡng, vận động và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần. Mong rằng qua những thông tin trên, bạn đọc đã được cung cấp một số thông tin hữu ích và cần thiết.

Hằng Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin