Để điều trị được bệnh một cách hiệu quả cần xác định đúng nguyên nhân bạn bị hạ đường huyết trong máu là gì.
Hạ đường huyết trong máu hay nói cách khác là lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống dưới mức bình thường. Có nhiều lý do tại sao điều này có thể xảy ra, hiểu được cơ thể bình thường sản xuất đường trong máu, hấp thụ và lưu trữ như thế nào, sẽ biết được cơ chế hạ đường huyết.
Cơ chế biến đổi đường trong cơ thể
Trong quá trình tiêu hóa, các phân tử carbohydrate từ thực phẩm bị phá vỡ thành phân tử đường khác nhau và được sử dụng theo nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là:
Đầu tiên phân tử đường (glucose) được hấp thụ trực tiếp vào máu sau khi ăn nhờ insulin được tiết ra từ tuyến tụy. Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên, tế bào phát tín hiệu giải phóng insulin. Sau đó nhờ có insulin mà glucose được đốt cháy để cung cấp nhiên liệu cho tế bào hoạt động.
Một phần glucose sẽ được lưu trữ trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen. Quá trình này giữ cho lượng glucose trong máu ở mức độ cho phép. Khi lượng đường trong máu trở về bình thường thì sự tiết insulin từ tuyến tụy không đổi. Tuy nhiên, kho dự trữ này có thể bị phá vỡ và được sử dụng trong trường hợp thiếu glucose.
Vào khoảng 1/3 lượng glucose còn lại sẽ kết hợp chặt chẽ vào các mô mỡ để dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ.
Phân tử đường glucose tăng lên trong máu sau khi ăn.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết trong máu
Người có bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cân bằng là do hai loại hormone insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucose còn glucagon sẽ làm tăng glucose. Bình thường sự điều hòa của hai loại hormone này diễn ra rất nhịp nhàng. Nếu bị tiểu đường thì cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin kết quả là lượng glucose trong máu có xu hướng tích tụ ngày càng nhiều. Điều này đòi hỏi việc người bệnh phải dùng thuốc để làm tăng lượng insulin trong cơ thể, giúp việc chuyển hóa đường vào các tế bào sẽ tốt hơn, giảm tình trạng tích tụ đường trong máu. Tuy nhiên, nếu điều trị bệnh tiểu đường không đúng phương pháp, như dùng quá liều insulin, dùng thuốc trong khoảng thời gian dài hoặc lượng insulin hấp thu quá nhanh khiến insulin cao hơn so với lượng đường trong máu, sẽ làm dẫn đến hạ đường huyết.
Sau khi uống thuốc tiểu đường, không ăn nhiều như bình thường hoặc tập luyện nhiều hơn so với bình thường cũng có thể hạ đường huyết . Do vậy, uống thuốc tiểu đường bị hạ đường huyết cũng được xem là nguyên nhân gây hạ đường huyết trong máu.
Hạ đường huyết trong máu thường gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường .
Các nguyên nhân khác gây hạ đường huyết trong máu
Hạ đường huyết trong máu ở những người không có bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể bao gồm:
Thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở trẻ em hoặc ở những người bị suy thận. Ví dụ như quinin, được sử dụng để điều trị chuột rút chân, cũng như bệnh sốt rét.
Uống nhiều bia, rượu: Làm ngăn cản gan phát hành glycogen dẫn đến glucose được lưu trữ trong máu gây hạ đường huyết.
Sử dụng nhiều bia, rượu làm tăng nguy cơ hạ đường huyết trong máu.
Một số bệnh nghiêm trọng: Các bệnh về gan như viêm gan nặng, có thể gây hạ đường huyết. Các rối loạn về thận, có thể giữ cho cơ thể không thải thuốc đúng làm ảnh hưởng đến nồng độ đường do sự tích tụ của các loại thuốc. Lâu ngày vì đói, rối loạn ăn uống, chán ăn tâm thần dẫn đến sự suy giảm các chất cơ thể cần trong gluconeogenesis, gây hạ đường huyết.
Khối u: Khối u tuyến tụy (insulinoma) dù lành hay ác tính cũng có thể gây ra dư thừa insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Các khối u khác có thể tự sản xuất hoặc sản xuất quá mức các chất giống như insulin, đặc biệt có nguy cơ cao ở người đã trải qua phẫu thuật dạ dày.
Rối loạn nội tiết: Một số rối loạn của tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone quan trọng điều tiết sản xuất glucose.
Ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên có thói quen nhịn đói hoặc ăn uống quá no, thất thường. Hầu hết hạ đường huyết xảy ra khi chưa ăn, nhưng đó không phải luôn luôn như vậy. Đôi khi, sau bữa ăn cũng hạ đường huyết vì cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn cần thiết.
Hạ đường huyết trong máu có ảnh hưởng rất lớn tới các chức năng và những hoạt động thường ngày của bạn. Tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ đường huyết để từ đó bạn có thể có thể tránh được những nguy cơ gây bệnh cho mình cũng như phát hiện được bệnh sớm hơn để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Hường