Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Miệng có vị mặn trong thời gian dài không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong tình trạng sức khỏe của nhiều người. Bởi vậy, biết được nguyên nhân miệng có vị mặn nhằm tìm giải pháp chữa trị phù hợp là điều hết sức quan trọng.
Thông thường, tình trạng trên chỉ xuất hiện khi bạn tiêu thụ món ăn chứa hàm lượng muối cao hoặc vô tình uống phải nước biển. Thế nhưng, nếu bạn không chạm vào, nếm hay uống phải những thứ trên thì đó chính là dấu hiệu cho sự báo động về sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra việc miệng có vị mặn rất hữu ích mà bạn nên tham khảo.
Tình trạng mất nước có thể là nguyên nhân miệng có vị mặn. Khi bạn bị thiếu nước, tỷ lệ muối và nước trong cơ thể sẽ mất cân bằng, từ đó khiến nước bọt chứa một lượng khoáng chất mặn đáng kể.
Ngoài ra việc mất nước còn gây ra các triệu chứng dễ nhận thấy khác như:
Khi bị tiêu chảy chúng ta cũng rất dễ mất nước, nhất là khi uống rượu nhiều hay tập các bài tập thể dục mất sức mà không bổ sung thêm nước.
Khô miệng là một trong những triệu chứng cho thấy cơ thể bị mất nước tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý. Tình trạng này biểu hiện rõ rệt khi miệng bị khô bất thường hay nước bọt có vị lạ như đắng hoặc mặn.
Tác nhân khiến bạn bị khô miệng chính là:
Tình trạng miệng có vị mặn đan xen với vị kim loại có thể là vì trong miệng bạn đang có máu. Việc này có thể vô tình xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn có gai hoặc cạnh sắc nhọn. Đôi lúc bạn cũng có thể bị tổn thương nướu khi không cẩn thận trong lúc dùng chỉ nha khoa hoặc khi đánh răng. Đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm nướu.
Vị mặn trong miệng cũng có thể xuất hiện khi chế độ ăn uống hoặc tình trạng cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thông thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem bản thân đang thiếu chất gì và điều này sẽ được cải thiện sau khi bác sĩ hướng dẫn cho bạn dùng một số loại thực phẩm chức năng.
Khi gặp tình trạng trên rất có thể dịch tiết ra sẽ đi vào miệng qua mũi, thông thường chúng sẽ đi vào đường thực quản hoặc đôi lúc bạn có thể tự nếm được. Bệnh này có thể bị gây ra do các vấn đề như: Viêm xoang, cảm lạnh, dị ứng.
Chất nhầy khi chảy xuống cổ họng sẽ khiến nước bọt có vị mặn. Trong tình huống này, bạn có thể uống những loại thuốc đã được kê đơn để trị các bệnh trên và từ đó dịch mũi cũng như vị mặn trong miệng cũng sẽ biến mất.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể là nguyên nhân miệng có vị mặn kéo dài. Bệnh này xuất hiện khi cơ thắt thực quản bị suy yếu, từ đó mật hoặc axit dạ dày trào ngược lên ống dẫn thức ăn và khiến ngực xuất hiện dấu hiệu rất nóng rát. Bên cạnh đó, miệng cũng sẽ có vị đắng, chua hoặc mặn.
Bệnh viêm lợi, nướu cần phải được điều trị sớm nếu không có thể dẫn đến nhiễm trùng trong miệng như viêm nha chu. Về lâu dài nó có thể ảnh hưởng đến răng và xương. Viêm nha chu có thể là nguyên nhân miệng có vị mặn hoặc vị trông giống như kim loại. Triệu chứng này cũng sẽ gây nên các tình trạng như:
Ngoài ra tình trạng trên cũng có thể bị gây ra do các chứng nhiễm trùng khác như nấm miệng khiến miệng có vị mặn. Chứng nhiễm trùng nấm men này gây ra việc xuất hiện những đốm trắng trong miệng, khiến miệng bị ngứa và rất nóng rát. Điều này dẫn đến việc khó khăn trong lúc nếm vị của đồ ăn hoặc trong miệng có vị đắng, vị kim loại hay vị mặn.
Tình trạng nhiễm HPV cũng có thể là nguyên nhân khiến miệng xuất hiên vị lạ. Tình trạng này rất nguy hiểm vì nếu không có giải pháp chữa trị kịp thời, virus này có thể khiến bạn ho ra máu, dẫn đến hiện tượng miệng có vị kim loại hoặc vị mặn.
Hormone trong cơ thể cũng là một yếu tố hay ảnh hưởng đến vị giác của bạn. Thời kỳ mãn kinh hoặc đang mang thai chính là lúc tình trạng mất cân bằng hormone xảy ra rất thường xuyên, đó cũng chính là lý do vì sao trong các trường hợp ấy vị mặn hoặc vị lạ xuất hiện trong miệng có thể được cảm nhận rõ ràng.
Một số loại thuốc có chứa các thành phần gây ra việc khô miệng hoặc làm ảnh hưởng tới vị nước bọt khiến bạn cảm thấy miệng bắt đầu có vị lạ. Nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó đồng thời xuất hiện triệu chứng có vị mặn trong miệng tuy nhiên khi ngưng dùng thuốc tình trạng đó cũng kết thúc thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy nguyên nhân chính là tác dụng phụ của loại thuốc đó. Hoặc nếu bạn còn băn khoăn hoặc chưa chắc chắn thì đến gặp bác sĩ xin lời khuyên sẽ là một quyết định đúng đắn.
Một số phương pháp điều trị ung thư cũng có thể là tác nhân dẫn đến việc thay đổi vị giác và khiến miệng có vị lạ. Những bệnh nhân đang điều trị cũng rất có khả năng cũng bị khô miệng, một nguyên nhân phổ biến khiến miệng có vị mặn.
Một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến não bộ hoặc dây thần kinh cũng là những nguyên nhân có thể không tránh khỏi dẫn đến hệ quả về vị giác hoặc miệng có vị mặn. Một số bệnh về thần kinh thường thấy đó chính là liệt bell, đa xơ cứng hay u não. Các triệu chứng về thần kinh này còn được thấy xuất hiện khi có những vấn đề liên quan đến cổ hoặc đầu của người bệnh.
Hội chứng sjogren đây là một tình trạng tự miễn dịch thường thấy cùng các vấn đề về khô mắt và miệng. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự động tấn công các tuyến nước bọt từ đó vi khuẩn không bị đẩy xuống cổ họng tạo điều kiện miệng có vị mặn. Ngoài ra, bệnh này còn gây ra đau khớp, cơ thể mệt mỏi và làm rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng.
Từ những nguyên nhân được nêu ra ở trên chúng ta có thể rút ra những cách chữa trị cũng như phòng tránh tình trạng miệng có vị mặn một cách hiệu quả và an toàn nhất. Do vậy dù trong một số trường hợp, bạn chỉ cần cung cấp cho cơ thể một lượng nước phù hợp trong ngày là đủ để cải thiện tình trạng tuy nhiên đôi khi, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để được chẩn đoán và xem xét toàn diện phòng khi những trường hợp hiếm gặp và xảy ra không như ý muốn để được chữa trị kịp thời.
Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng, tìm hiểu về chế độ ăn uống của bạn, lối sống và những loại thuốc bạn đang dùng hoặc loại bệnh bạn đang chữa trị để chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu đến xét nghiệm máu hoặc một số cách thức kiểm tra khác để tim ra được nguyên nhân gây vị mặn trong miệng.
Trong khi chờ bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị, bạn có thể tự cải thiện và giảm thiểu tình trạng này tại nhà bằng những biện pháp đơn giản sau:
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng miệng có vị mặn được kể trên như: Thiếu nước, khô miệng, thiếu chất dinh dưỡng, trào ngược dạ dày… Bạn cần xác định cụ thể và chính xác nguyên nhân để có cách cải thiện tình hình hợp lý nhất có thể.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.