Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những nguyên nhân phổ biến mà trẻ bị nôn không sốt, không đi ngoài cũng như đưa cách xử lý và những điều cần lưu ý cho trẻ nhỏ trong trường hợp như vậy.
Sức khỏe của trẻ em luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Một trong những tình trạng không mong muốn mà bố mẹ thường gặp phải là khi trẻ bị nôn không sốt, không đi ngoài. Các bậc phụ huynh cần có kiến thức về vấn đề này để có thể xử trí, biện pháp phòng tránh và bảo vệ con.
Nếu trẻ em nôn mà không có những dấu hiệu cụ thể khác như sốt hay đi ngoài, có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bố mẹ cần xem xét kĩ lưỡng để đưa ra chuẩn đoán chính xác nhất.
Nhiễm trùng dạ dày là một nguyên nhân thường gặp. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhiễm trùng dạ dày đều gây ra nôn mửa.
Tăng axit dạ dày còn được gọi là tăng sự tiết acid dạ dày có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Việc tăng axit dạ dày một cách bất thường có thể do căng thẳng, lo âu hoặc do thực đơn không phù hợp với trẻ.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khiến trẻ buồn nôn hoặc nôn. Do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, cân nặng,… sẽ gặp phải tình trạng trên. Cần thay đổi lối sống cho trẻ, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thay vì “ăn chậm nhai kỹ” để giúp tiêu hóa tốt hơn. Nhiều trẻ em ăn nhanh chóng, ăn nhiều hoặc uống nước sau khi ăn sẽ khiến dạ dày bị kéo dãn. Điều này có thể gây buồn nôn.
Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khi trẻ nôn. Khi ăn phải những thực phẩm gây kích ứng, trẻ em có thể bị nôn hoặc buồn nôn.
Các trẻ nhỏ cũng sẽ có những áp lực riêng, ví dụ như vấn đề điểm số học tập,… dễ khiến các bé rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, sa sút tinh thần có thể gây ra tình trạng buồn nôn.
Nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý tiêu hóa: Một số bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, viêm niêm mạc dạ dày hoặc viêm gan có thể gây ra triệu chứng nôn mà không kèm sốt hoặc tiêu chảy.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn, không sốt không đi ngoài. Để hiểu chính xác bệnh tình trẻ đang gặp phải, phụ huynh nên đưa để đi khám và nhận sự tư vấn và hướng điều trị phù hợp từ bác sĩ.
Tùy vào nguyên nhân và trạng thái cụ thể khiến trẻ nôn, sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nếu trẻ thường xuyên có những triệu chứng dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có những đánh giá khách quan và đưa ra giải pháp phù hợp.
Khi gặp phải tình trạng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài, phụ huynh cần bình tĩnh để đưa ra cách xử lý phù hợp. Một số cách xử lý mà bạn có thể xử lý khi trẻ nôn nhiều:
Cách xử lý của bố mẹ tùy thuộc vào tình huống và tình trạng sức khỏe của trẻ trong thời điểm đó. Nhưng cách xử lý tốt nhất khi trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài là nên đưa trẻ gặp bác sĩ hoặc nên tìm một chuyên gia y tế để nhận tư vấn. Tránh tình trạng nôn lặp đi lặp lại hoặc kéo dài.
Sức khỏe của trẻ em rất quan trọng, để đảm bảo tốt trong quá trình hồi phục. Phụ huynh nên cùng trẻ tìm hiểu những cách để tự bảo vệ cũng như duy trì sức khỏe tốt cho chính con mình.
Trẻ cần đảm bảo cơ thể luôn đủ nước để không bị mệt mỏi. Nếu trẻ trong tình trạng mất quá nhiều nước, nên cân nhắc cho trẻ sử dụng nước muối điện giải để hồi phục năng lượng cho trẻ em. Ngoài ra, có thể bổ sung cho trẻ nước chanh, nước dừa hay thức ăn nhẹ,...
Bên cạnh đó, bậc bố mẹ nên hướng trẻ đến một thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống dinh dưỡng, thực phẩm đảm bảo nguồn gốc và tốt cho cơ thể để không xảy ra những vấn đề đáng tiếc nhé.
Dưới đây là những loại tốt cho sự phát triển của trẻ em. bố mẹ có thể tham khảo để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhé:
Việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ từ nhiều nguồn khác nhau cần dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của từng đứa trẻ. Để bảo sức khỏe của trẻ cũng như không xảy ra tình trạng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra chế độ ăn uống phù hợp với trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nôn, không sốt không đi ngoài. Nhưng để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định cho trẻ, bố mẹ nên tìm gặp các chuyên gia y tế hoặc sự thăm khám của bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.