Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh hay bị nhợn là cảm giác buồn nôn, nhưng cơn nôn thực sự không xảy ra. Nôn và buồn nôn là những triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở trẻ sơ sinh buồn nôn không thể giao tiếp với người lớn, vì vậy các dấu hiệu trẻ sắp nôn thường bị bỏ qua.
Trẻ sơ sinh bị nhợn là hiện tượng thường gặp kèm theo ợ hơi. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Ba mẹ thường biết rằng đây là tình trạng trẻ buồn nôn. Tuy nhiên, hầu hết không hiểu nguyên nhân vì sao có triệu chứng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nhợn và một số mẹo xử lý tại nhà.
Trẻ sơ sinh bị nhợn có thể vì nhiều lý do chẳng hạn như bé bú quá no, bú không đúng cách, bé bị bệnh về đường hô hấp,… hoặc có thể là trào ngược dạ dày. Những nguyên nhân chính khiến bé hay bị buồn nôn như sau:
Hệ hô hấp và miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên trẻ rất hay mắc các bệnh cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi,… Các bệnh này hầu hết đều gây khó chịu cho bé, chất nhầy tiết nhiều trong đường thở và để giảm bớt cảm giác khó chịu này, trẻ sẽ ho và có cảm giác muốn nôn. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bé khỏi bệnh.
Đặc điểm dạ dày của trẻ khá đặc trưng là nằm ngang, chưa hoàn thiện và nhỏ nên trẻ rất dễ bị trào ngược dạ dày. Sự trào ngược đẩy axit dạ dày về phía cổ họng, gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé dễ bị nhợn.
Ở trẻ bú bình, việc uống sữa quá lâu hoặc trẻ ngậm sữa có thể khiến sữa bị biến chất, đặc và sệt lại. Khi bú, sữa dính vào họng và gây cảm giác tắc nghẽn. Nếu mẹ đặt trẻ đi ngủ ngay sau khi bú, tương tự như đặt bình nước đầy nằm ngang mà không có nắp, trẻ sẽ dễ bị nôn trớ, ọc sữa ra ngay sau khi bú, nhất là khi trẻ bú quá no.
Hay bị nhợn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là khi bé từ 1 đến 3 tháng tuổi. Theo các bác sĩ, nhợn là tình trạng họng có vật cản, cảm giác khó chịu ở họng dẫn đến buồn nôn. Buồn nôn ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, trẻ bị nhợn là do ăn uống hoặc có đờm do bị cảm, viêm họng. Thực tế, ba mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này của bé, vì trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục sau vài ngày nếu bạn áp dụng các mẹo chăm sóc phù hợp.
Thông thường trẻ sơ sinh chỉ bị nhợn khoảng 1 - 2 ngày do dạ dày trẻ chưa ổn định, trẻ ăn quá no, vì vậy các mẹ không phải lo lắng. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ bị nhợn không được bù nước liên tục, kèm theo sốt trên 38 độ C, tiêu chảy, bỏ bú là những dấu hiệu cần được quan tâm ngay, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì để có hướng giải quyết phù hợp.
Nếu trẻ bị nhợn, mẹ nên để trẻ ngồi thẳng lưng, nằm trên, sau khi trẻ ọc sữa hoặc nôn trớ, cần lau rửa sạch miệng cho trẻ. Chờ trẻ ổn định và tiếp tục theo dõi trẻ để biết các triệu chứng khác. Để hạn chế tình trạng trẻ hay tiếp tục bị nhợn mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Giữ ấm đầy đủ cho trẻ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì lúc này cơ thể bé được giữ ở trạng thái lý tưởng khó bị vi khuẩn tấn công. Điều này hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị nhợn. Hai thời điểm quan trọng nhất để giữ ấm cho bé là:
Không cho trẻ nằm ngay sau khi bú để hạn chế sữa trào ngược lên. Thậm chí, sau khi cho trẻ bú mẹ nên bồng trẻ lên và giúp trẻ ợ hơi để đẩy hết lượng khí thừa trong quá trình bú. Điều này có thể làm giảm cảm giác nhợn hoặc nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Để giữ an toàn cho em bé, không bị nhợn, nôn trớ sau khi cho con bú, các mẹ cần lưu ý:
Bổ sung men vi sinh giúp tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có nhiệm vụ ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, tái cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi được bổ sung trong men vi sinh còn kích thích sản sinh tế bào lympho, sản xuất nhiều kháng thể IgA, IgE,... từ đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh giúp nâng cao sức đề kháng của toàn bộ cơ thể và ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Hạn chế tối đa các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa. Điều này hạn chế tình trạng trẻ thường xuyên bị nhợn hay nôn trớ.
Nếu nhận thấy trẻ thường xuyên bị nhợn, buồn nôn và kèm theo các triệu chứng dưới đây, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời:
Nhìn chung, trẻ sơ sinh hay bị nhợn do bị sặc sữa và sinh hoạt không hợp lý. Với những thông tin trên, hy vọng mẹ có thể giảm bớt nỗi lo lắng và dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé. Ba mẹ nên thường xuyên theo dõi trẻ và các triệu chứng kèm theo khi trẻ bị nhợn để có hướng điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng trở lại sức khỏe bình thường.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.