Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh khô khớp gối, cứng gối là căn bệnh thường gặp ở người trung niên nhất là người sau 50 tuổi. Người mắc bệnh này thường gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt. Điều đáng nói đây là chứng bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào ở bất cứ độ tuổi nào.
Khô khớp gối là căn bệnh về xương khớp trước đây thường phổ biến ở người cao tuổi nhưng ngày nay đang có nguy cơ trẻ hoá. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sự sống nhưng lại tạo ra nhiều khó khăn và phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Cùng khám phá nguyên nhân, cách điều trị bệnh và biện pháp phòng ngừa sớm để tránh mắc phải nhé!
Đây là tình trạng khớp không được tiết dịch bôi trơn hoặc có được tiết dịch bôi trơn nhưng quá ít. Vì thế nên mỗi khi vận động đầu gối hay phát ra tiếng động lạo xạo hoặc lục cục. Nếu bạn bắt gặp những triệu chứng trên thì có thể đây là dấu hiệu cảnh bảo bệnh lý khớp gối cần được điều trị sớm nếu không sẽ làm khớp gối bị biến dạng.
Thông thường tình trạng thiếu chất nhờn khớp gối thường gặp ở người trung niên đặc biệt là người trên 60 tuổi. Nhưng thời gian gần đây những người mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hoá hơn đặc biệt là dân văn phòng, người thừa cân, người thường xuyên phải mang vác nặng. Bên cạnh đó người hay dùng chất kích thích, người từng bị tổn thương sụn khớp, người ăn uống thiếu chất cũng là đối tượng có nguy cơ cao sẽ bị bệnh.
Tình trạng khô khớp nói chung và khô khớp ở gối nói riêng thường sẽ do rất nhiều nguyên nhân cùng gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân chính hay gặp phải:
Một số người khi làm việc hoặc chơi thể thao có thể gặp chấn thương dẫn đến bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp. Thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng sụn và xương dưới sụn bị mòn, mất đi tính đàn hồi và hoạt động của khớp không còn trơn tru nữa. Từ đó kéo theo tình trạng dịch khớp suy giảm, khớp bị khô, các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức. Đây là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất dẫn đến khô khớp gối.
Tình trạng lão hoá tự nhiên của cơ thể cũng dẫn đến nhiều vấn đề xương khớp trong đó nổi bật là tình trạng giảm tiết dịch nhờn tại khớp. Khi dịch nhờn tiết ra ít hơn nhu cầu sụn cần sẽ làm tăng mức độ cọ xát của hai đầu xương. Từ đó sinh ra chứng khô khớp và đau nhức khi vận động khớp gối.
Người bị khô khớp gối còn có thể do có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, mất cân bằng dinh dưỡng. Cụ thể là thiếu các dưỡng chất cần thiết cho xương như: vitamin, thiếu canxi, sắt, collagen… Tình trạng đó kéo dài dẫn đến mức độ xương và chất lượng sụn đều giảm đi và hệ xương khớp bị tổn thương, bệnh lý xương khớp thì tăng lên trong đó có bệnh khô khớp. Ngoài ra những đối tượng hay lạm dụng chất kích thích, sử dụng rượu bia, thuốc lá… cũng có thể khiến dịch khớp tiết ra ít và thoái hoá khớp.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh còn có thể đến từ tác dụng phụ của thuốc hoặc dùng thuốc không đúng cách. Bên cạnh đó có thể do béo phì, ngồi sai tư thế, ngủ sai cách hoặc do lười vận động.
Phương pháp điều trị bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên nguyên nhân khởi phát của bệnh. Nếu nguyên nhân do chấn thương nhẹ mới xảy ra thường sẽ được khuyên dùng các phương pháp điều trị tại nhà như sau:
Đối với các trường hợp khô khớp gối nặng hơn và đã kéo dài, bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân nặng:
Việc sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và tái tạo xương khớp. Một số hoạt động bệnh nhân có thể làm tại nhà chính là tập thể dục. Điều này giúp nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy chức năng xương khớp. Một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp cho bệnh nhân khô khớp gối là: Yoga, đạp xe hoặc chạy bộ…
Bên cạnh hoạt động thể chất thì dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Đây là nền tảng của sự sống, hoạt động ăn uống giúp nuôi sống mọi tế bào trong cơ thể. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất và đặc biệt là chú trọng các món ăn tốt cho hệ xương khớp như: Ngũ cốc, đậu nành, cá biển, rau xanh, trái cây… để kích thích tăng sinh collagen, chất nhờn giúp tái tạo sụn và xương dưới sụn.
Khô khớp gối là bệnh xương khớp có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Do đó bạn không nên chủ quan mà cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hãy lắng nghe cơ thể khi có bất cứ dấu hiệu hoặc sự nghi ngờ mắc bệnh nào cần đến bệnh viện chuyên khoa uy tín thăm khám đẻ được hỗ trợ tư vấn và điều trị kịp thời.
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.