Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong cơ thể, khớp gối là một trong những khớp phải chịu tải trọng lớn và hoạt động nhiều nhất. Vậy, cấu tạo khớp gối là gì? Có những bệnh lý nào liên quan đến khớp gối?
Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ di chuyển và duy trì sự ổn định của cơ thể. Vì vậy, việc tìm hiểu cấu tạo khớp gối, chức năng và các bệnh lý liên quan đến khớp gối là cần thiết để bảo vệ khớp gối được khỏe mạnh và phát huy tối đa vai trò đối với cơ thể con người.
Cấu tạo khớp gối bao gồm những thành phần cơ bản dưới đây:
Dựa vào cấu tạo cơ thể, khớp gối nằm ở vị trí trung tâm của cơ thể, là điểm tiếp giáp và liên kết ba trục xương chính: Xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân, giúp đầu gối chịu được trọng lượng của toàn bộ cơ thể.
Khớp gối hoạt động như một bản lề, được điều khiển bởi sự hợp tác của hệ thống gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp phức tạp. Do đó, đây là một trong những bộ phận dễ bị chấn thương nhất của cơ thể và cần được bảo vệ đặc biệt.
Với cấu tạo khớp gối, bộ phần này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể, không chỉ đảm nhận trọng lượng toàn bộ cơ thể mà còn hỗ trợ các hoạt động di chuyển và đi lại. Do tính linh hoạt của nó, khớp gối dễ bị tổn thương trong quá trình tập luyện và tham gia các hoạt động thể thao như trật khớp, đứt dây chằng chéo, tổn thương sụn và gãy xương. Trong số đó, chấn thương đứt dây chằng chéo trước là phổ biến nhất.
Những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis, cầu lông và cả những người lao động vận động nặng thường là đối tượng dễ gặp chấn thương gối.
Bên cạnh việc tìm hiểu cấu tạo khớp gối và chức năng của nó đối với cơ thể, bạn có thể tham khảo một số bệnh lý thường gặp của khớp gối dưới đây, đi kèm với các nguyên nhân và triệu chứng của nó để điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
Thoái hóa của khớp gối là kết quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và phân huỷ của sụn và xương dưới sụn. Bệnh này bị gây ra bởi các yếu tố như: Di truyền, tuổi tác, chấn thương lặp đi lặp lại ở vùng gối và thậm chí là cân nặng.
Khi khớp gối bị thoái hóa, người bệnh thường thấy đau nhức và hoặc có thể sưng tấy ở khớp gối và có tiếng kêu khi di chuyển, đồng thời cũng có cảm giác cứng khớp sau khi ngồi lâu hoặc thức dậy vào buổi sáng.
Viêm khớp gối là tình trạng tổn thương của màng hoạt dịch, sụn và xương dưới sụn trong khớp gối do sự phản ứng quá mức của các yếu tố gây viêm. Nguyên nhân của viêm khớp gối bao gồm: Tuổi tác, yếu tố di truyền, cân nặng, viêm khớp sau chấn thương hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến khớp gối như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch,…
Các biến chứng của viêm khớp gối bao gồm: Teo cơ, biến dạng khớp, suy giảm chức năng vận động, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, phát triển dần và có thể kéo dài với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân. Đến nay, nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.
Các triệu chứng đặc trưng giúp nhận biết bệnh từ sớm bao gồm: Đau nhức khớp, cứng khớp, sưng đỏ, nóng ở vùng xung quanh khớp và đi kèm với cảm giác mệt mỏi, có thể có sốt nhẹ, và mất cảm giác thèm ăn.
Khô khớp gối là tình trạng mà khớp không sản xuất đủ dịch khớp hoặc dịch này được sản xuất quá ít, không đủ để bôi trơn khớp. Ban đầu, bệnh không gây ra đau nhức mà chủ yếu gây ra âm thanh lục cục hoặc lạo xạo khi khớp vận động. Theo thời gian, khi dịch nhờn mất đi ngày càng nhiều, âm thanh này trở nên rõ ràng hơn, kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội, tê cứng và sưng tấy ở khớp.
Tràn dịch khớp gối xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng dư thừa ở bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng này có thể là kết quả của các chấn thương như: Bong gân, gãy xương, rách dây chằng hoặc do hoạt động quá sức.
Hiện nay, bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc giảm đau chống viêm, áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu, nội soi để chọc hút dịch khớp hoặc thậm chí phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ túi hoạt dịch.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng mà vi khuẩn xâm nhập vào khớp, gây ra nhiễm trùng bên trong, dẫn đến sưng tấy và đau khớp. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất tại khớp gối. Trong phần lớn các trường hợp, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thực hiện hút dịch viêm ra khỏi khớp để giải quyết tình trạng nhiễm trùng. Cần lưu ý, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm xương, thoái hóa khớp hoặc gây ra tổn thương vĩnh viễn cho khớp.
Khô khớp gối có nhiều nguyên nhân như: Lão hóa, hậu quả của chấn thương, chế độ dinh dưỡng không cân đối, tác dụng phụ của thuốc,…
Cứng khớp là tình trạng mà các khớp trong cơ thể mất đi sự linh hoạt bình thường, làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động như: Co duỗi khớp gối, cúi người,... Thường thì tình trạng cứng khớp xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian dài ở tư thế bất động.
Cứng khớp có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,... Do đó, khi gặp tình trạng này xuất hiện thường xuyên, nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trật khớp gối thường xảy ra sau té ngã, tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong các hoạt động thể thao đối kháng. Đây là một tình trạng sức khỏe cấp tính và cần phải được can thiệp và điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng không mong muốn như tê liệt ở chi dưới.
Gãy xương có thể xảy ra với bất kỳ chiếc xương nào trong cấu trúc của khớp gối, bao gồm xương chày, xương mác, xương đùi và xương bánh chè khi khớp gối chịu lực tác động lớn hoặc đột ngột. Do vậy, việc tránh các tác động ngoại lực lên khớp gối là biện pháp giảm thiểu nguy cơ chấn thương tại vùng này một cách tối đa.
Cấu tạo khớp gối và hoạt động của khớp gối rất phức tạp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Thông qua bài viết trên đây của Nhà thuốc Long Châu, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về khớp gối và các bệnh lý liên quan đến bộ phận này của cơ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.